THỰC TRẠNG STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG NĂM 2019


Các tác giả

  • Cương Huỳnh Ngọc Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông
  • Lan Nguyễn Thị Phương Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông

Từ khóa:

Stress, trầm cảm, lo âu, DASS-21

Tóm tắt

Mở đầu: Tình trạng stress, trầm cảm kéo dài và những hậu quả của vấn đề này là vô cùng nặng nề, nhưng tác động lên nhân viện lại diễn biến thầm lặng. Việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt là stress, trầm cảm, lo âu là một vấn đề quan trọng, cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên tại Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông; xác định các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích, lấy mẫu toàn bộ nhân viên đang công tác tại Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông ở thời điểm nghiên cứu.

Kết quả: Tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên lần lượt là 15,5%, 27,7%, 32,4%. Sau khi kiểm soát bằng mô hình hồi quy logistic đa biến nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa stress với chuyên môn công tác, thời gian làm việc và các yếu tố về tính chất công việc; trầm cảm với giới tính, chuyên môn công tác và các yếu tố về tính chất công việc; lo âu với giới tính và các yếu tố về tính chất công việc.

Kết luận: Stress, trầm cảm, lo âu là ba biến số có mối liên hệ với nhau, một vòng xoắn bệnh lý. Sự hiện diện của một yếu tố sẽ làm gia tăng thêm 02 yếu tố còn lại. Nghiên cứu đã cho ta thấy áp lực công việc có mối liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu.

Tài liệu tham khảo

Ahmed I., Banu H., Al-Fageer R., Al-Suwaidi R (2009) “Cognitive emotions: depression and anxiety in medical students and staff”. J Crit Care, 24 (3), pp.e1-7

Atif K., Khan H.U., Ullah M.Z., Shah F.S., Latif A. (2016) “Prevalence of anxiety and depression among doctors; the unscreened and undiagnosed clientele in Lahore, Pakistan”. Pak J Med Sci, 32 (2), pp. 294-8.

Creedy D. K., Sidebotham M., Gamble J., Pallant J., Fenwick J. (2017) “Prevalence of burnout, depression, anxiety and stress in Australian midwives: a cross-sectional survey”. BMC Pregnancy Childbirth, 1.

Dương Thành Hiệp, Trần Thanh Hải, Tạ Văn Trầm (2014) “Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh bị stress nghề nghiệp tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre năm 2014”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 5

Pourmovahed Z., Yassini Ardekani S.M., Khalili M.A., Halvaei I., Nabi A., Ghasemi M., Fesahat F. (2014) “The comparison of anxiety and depression rate between medical staff of infertility centers and obstetrics and gynecology centers of Yazd, Shiraz, Isfahan and Kerman hospitals.”. Iran J Reprod Med, 12 (3), pp. 183-8

Phạm Minh Khuê, Hoàng Thị Giang (2014) “Sự căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế của một bệnh viên đa khoa tuyến tỉnh tại Hải Phòng năm 2011”. Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XXIV, số 3 (152), tr. 85-93

Nguyễn Trung Tần (2012) “Stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Khoa Tâm lý-Giáo dục, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 65-108

Phạm Văn Tài (2017) “Tỉ lệ stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017”, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần (2008) “Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2008”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 12 (Số 4), tr.1-7

Nguyễn Mạnh Tuân (2018) “Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế tại Bệnh viện Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 22 (Số 6).

Tải xuống

Số lượt xem: 119
Tải xuống: 28

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Huỳnh Ngọc , C., & Nguyễn Thị Phương , L. (2024). THỰC TRẠNG STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG NĂM 2019. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (20), 11. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/185

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC