KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ THỞ NHANH NÔNG (RSBI) VÀ THẤT BẠI CAI THỞ MÁY SAU PHẪU THUẬT TIM HỞ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Tường Nguyễn Quang Bệnh viện Quân y 175
  • Khoa Nguyễn Việt Đăng Bệnh viện Quân y 175
  • Vinh Lại Huy Bệnh viện Quân y 175
  • Anh Lê Quang Bệnh viện Quân y 175
  • Hoa Lê Thị Thanh Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.367

Từ khóa:

Cai thở máy, chỉ số thở nhanh nông, phẫu thuật tim hở, tiên lượng thất bại cai thở máy

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm chỉ số thở nhanh nông (RSBI) và phân tích mối liên quan giữa RSBI với thất bại cai thở máy ở bệnh nhân phẫu thuật tim hở.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 53 bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim hở tại Khoa Hồi sức Ngoại (A12.2), Bệnh viện Quân y 175, từ 03/2023 đến 12/2023. Bệnh nhân được đánh giá khí máu, huyết động và thử nghiệm thở tự nhiên (SBT). RSBI được đo tại thời điểm 5 phút trước khi kết thúc SBT. Cai thở máy thất bại được xác định khi bệnh nhân không vượt qua SBT hoặc phải đặt lại ống nội khí quản trong vòng 48 giờ sau rút.

Kết quả: Tỷ lệ thất bại cai thở máy là 20,8%. RSBI trung bình ở nhóm thất bại (57,55 ± 14,83 nhịp/phút/L) cao hơn đáng kể so với nhóm thành công (34,31 ± 9,00 nhịp/phút/L; p < 0,01). Các yếu tố liên quan đến thất bại cai thở máy bao gồm BMI cao, COPD, mất cân bằng dịch và tăng nhịp tim.

Kết luận: RSBI cao liên quan đến tăng nguy cơ thất bại cai thở máy ở bệnh nhân phẫu thuật tim hở. Các yếu tố như BMI cao, COPD, mất cân bằng dịch và tăng nhịp tim cũng góp phần làm tăng nguy cơ thất bại. Cần thêm các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để khẳng định những phát hiện này.

Tài liệu tham khảo

Yang KL, Tobin MJ. A prospective study of indexes predicting the outcome of trials of weaning from mechanical ventilation. N Engl J Med. 1991;324(21):1445-50.

Engoren M, Blum JM. A comparison of RSBI in cardiac surgery patients. J Crit Care. 2013;28(1):69-76.

Oribabor CE, Mansuroglu N, Khusid F, et al. Low extubation times in cardiac surgery patients using the rapid shallow breathing index. Chest. 2005;128(4):273S.

Engoren M, Blum JM. A comparison of the rapid shallow breathing index and complexity measures during spontaneous breathing trials after cardiac surgery. J Crit Care. 2013;28(1):69-76.

Takaki S, Kadiman SB, Tahir SS, et al. Modified rapid shallow breathing index adjusted with anthropometric parameters increases predictive power for extubation failure compared with the unmodified index in postcardiac surgery patients. J Cardiothorac Vasc Anesth. 2015;29(1):64-8.

Reeves BC, Ascione R, Chamberlain MH, et al. Effect of body mass index on early outcomes in patients undergoing coronary artery bypass surgery. J Am Coll Cardiol. 2003;42(4):668-76.

Frutos-Vivar F, Ferguson ND, Esteban A, et al. Risk factors for extubation failure in patients following a successful spontaneous breathing trial. Chest. 2006;130(6):1664-71.

Wu YK, Kao KC, Hsu KH, et al. Predictors of successful weaning from prolonged mechanical ventilation in Taiwan. Respir Med. 2009;103(8):1189-95.

Mekontso-Dessap A, de Prost N, Girou E, et al. B-type natriuretic peptide and weaning from mechanical ventilation. Intensive Care Med. 2006;32(10):1529-36.

Thille AW, Harrois A, Schortgen F, et al. Outcomes of extubation failure in medical intensive care unit patients. Crit Care Med. 2011;39(12).

Trần Quốc Minh. Đánh giá giá trị tiên lượng cai thở máy thành công của chỉ số thở nhanh nông ở bệnh nhân hồi sức ngoại khoa. 2019.

Trần Việt Đức. Thực trạng cai thở máy và một số yếu tố liên quan đến cai thở máy kéo dài tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;510(1)

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 7

Đã xuất bản

30-03-2025

Cách trích dẫn

Nguyễn Quang , T., Nguyễn Việt Đăng , K., Lại Huy , V., Lê Quang , A., & Lê Thị Thanh , H. (2025). KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ THỞ NHANH NÔNG (RSBI) VÀ THẤT BẠI CAI THỞ MÁY SAU PHẪU THUẬT TIM HỞ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (41), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.367

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC