TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN TỪ 50 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT NĂM 2024


Các tác giả

  • Nguyệt Dương Thị Bích Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên
  • Quỳnh Phan Thị Ngọc Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.372

Từ khóa:

Loãng xương, người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Loãng xương là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh, việc chẩn đoán loãng xương hiện nay dựa vào đo mật độ xương, tuy nhiên số lượng bệnh nhân được chẩn đoán trước khi xảy ra hậu quả còn thấp, nhất là biến cố gãy xương.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2024.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 261 bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên đến khám tại Khoa khám, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp DEXA.

Kết quả: Qua khảo sát 261 bệnh nhân có tuổi trung bình 66,4 ± 7,7 tuổi, nữ giới chiếm đa số với 62,5%, tỷ lệ loãng xương chung là 36%. Bệnh nhân nữ có tỷ lệ loãng xương là 49,1%, cao hơn bệnh nhân nam với 14,3%, OR=5,78 (KTC 95% (Khoảng tin cậy 95%): 2,95 – 11,88), p<0,0001. Bệnh nhân nữ có tỷ lệ loãng xương khi đo ở cột sống thắt lưng là 47,9%, cao hơn khi đo ở cổ xương đùi là 21,5%. Tỷ lệ loãng xương tăng dần theo tuổi với 23,9% bệnh nhân 50 – 59 tuổi bị loãng xương và cao nhất là nhóm ≥ 80 tuổi với 75% (p=0,009).

Kết luận: Tỷ lệ loãng xương chung là 36,0%. Tình trạng loãng xương có sự khác biệt về giới, tuổi và vị trí đo.

Tài liệu tham khảo

Lại Thùy Dương, (2023), “Nguyên cứu thực trạng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh đến khám tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 530 (1), tr. 199-204.

Phí Vĩnh Bảo, Nguyễn Huỳnh Thanh Thiên, cộng sự, (2024), “Khảo sát tình hình loãng xương ở bệnh nhân gãy xương từ 50 tuổi trở lên tại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 65 (8), tr. 62-71.

Nguyễn Phương Biên Thùy, (2019), “Khảo sát mật độ xương và một số yếu tố liên quan trên người bệnh loãng xương tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh”, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 28.

Nguyễn Hữu Vinh, (2020), “Khảo sát mật độ xương và các yếu tố nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi khoa nội A Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2019 “, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, tr.

Gullberg B, Johnell O, Kanis J A, (1997), “World-wide projections for hip fracture”, Osteoporos Int, 7 (5), pp. 407-413.

Ho-Pham L T, Doan M C, Van L H, Nguyen T V, (2020), “Development of a model for identification of individuals with high risk of osteoporosis”, Arch Osteoporos, 15 (1), pp. 111.

Hoang D K, Doan M C, Mai L D, Ho-Le T P, et al, (2021), “Burden of osteoporosis in Vietnam: An analysis of population risk”, PLoS One, 16 (6), pp. e0252592.

Johnell O, et all, (2010), International Osteoporosis Foundation Annual Report (IOF);, pp.

Ou Yang W Y, Lai C C, Tsou M T, Hwang L C, (2021), “Development of Machine Learning Models for Prediction of Osteoporosis from Clinical Health Examination Data”, Int J Environ Res Public Health, 18 (14), pp.

Sarafrazi N, Wambogo E A, Shepherd J A, (2021), “Osteoporosis or Low Bone Mass in Older Adults: United States, 2017-2018”, NCHS Data Brief, (405), pp. 1-8.

Sözen T, Özışık L, Başaran N, (2017), “An overview and management of osteoporosis”, Eur J Rheumatol, 4 (1), pp. 46-56.

Salari N, Ghasemi H, Mohammadi L, Behzadi M h, et al, (2021), “The global prevalence of osteoporosis in the world: a comprehensive systematic review and meta-analysis”, Journal of Orthopaedic Surgery and Research, 16 (1), pp. 609

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

30-03-2025

Cách trích dẫn

Dương Thị Bích , N., & Phan Thị Ngọc , Q. (2025). TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN TỪ 50 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT NĂM 2024. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (41), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.372

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC