NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Khang Đặng Trần Bệnh viện Quân y 175
  • Ninh Đinh Vũ Ngọc Bệnh viện Quân y 175
  • Chân Đặng Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Thạo Uông Sỹ Bệnh viện Quân y 175
  • Tỉnh Nguyễn Minh Bệnh viện Quân y 175
  • Toàn Trần Khánh Bệnh viện Quân y 175

Từ khóa:

Alcohol withdrawal syndrome

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng hội chứng cai rượu, nhận xét tần suất một số bệnh lý kết hợp và đánh giá kết quả điều trị hội chứng cai rượu.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 60 bệnh nhân có hội chứng cai rượu điều trị nội trú tại khoa Tâm thần bệnh viện Quân y 175 bằng phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang.

Kết quả: 100% số bệnh nhân là nam giới, đa số bệnh nhân trong độ tuổi từ 36-55. Thời gian xuất hiện hội chứng cai rượu thường gặp trong khoảng 16 giờ đến 30 giờ sau khi ngừng uống rượu. Triệu chứng run tay, tăng hoạt động tự động, mất ngủ, hoang tưởng, ảo tưởng, ảo giác, thường gặp. Có 3% số bệnh nhân có ý tưởng, hành vi tự sát. Thiếu máu và các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ khá phổ biến. Vào ngày điều trị thứ 05, hầu hết các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt. Tuy nhiện triệu chứng thèm rượu, mệt mỏi, mất ngủ, run tay vẫn còn gặp phổ biến. Các chỉ số AST, GGT, bilirubin toàn phần, NH3 cải thiện đáng kể.

Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Huy et al. (2010), Nghiện rượu, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

Nguyễn Thị Thu Lan (2014), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân hội chứng cai rượu tại Bệnh viện Quân y 120”.

Nguyễn Văn Tuấn (2014), “Nghiên cứu lâm sàng và hiệu quả điều trị suy giảm nhận thức ở bệnh nhân loạn thần do rượu”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Attilia F. et al. (2018), “Alcohol Withdrawal Syndrome: diagnostic and therapeutic methods”, Riv Psichiatr. 53 (3), pp. 118 - 122.

Borah J. A. et al. (2017), “Serum Electrolytes and Hepatic Enzymes Level in Alcohol Withdrawal Patients with and Without Delirium Tremens - A Comparative Study”, International Journal of Health Sciences and Research. 7 (11).

Mainerova B. et al. (2013), “Alcohol Withdrawal delirium - diagnosis, course and treatment”, Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub. 159 (1).

Raabe J. F. et al. (2020), “Classical blood biomarkers identify patients with higher risk for relapse 6 months after alcohol withdrawal treatment”, European Archives of Psychiatry and Clinical Neuroscience.

Sachdeva A. et al. (2015), “Alcohol Withdrawal Syndrome: Benzodiazepines and Beyond”, Journal of Clinical and Diagnostic Research. 9 (9), pp. 1.

Marcin W. et al. (2001), “Age-related differences in the course of alcohol withdrawal in hospitalized patients”, Alcohol & Alcoholism. 36 (6), pp. 577-583.

Raul C. et al. (1998), “Prevalence, Trends, and Incidence of Alcohol Withdrawal Symptoms”, NIAAA’s Epidemiologic Bulletin. 22 (1), pp. 73-79.

Stanley P. C. et al. (2005), “Prevalence of alcohol withdrawal syndrome in Port Harcourt, Niger-Delta region of Nigeria, January 1999 – December 2003”, Neurology Asia. 10, pp. 53-57.

Tilman W. et al. (2001), “The severity of alcohol withdrawal is not age dependent”, Alcohol & Alcoholism. 36 (1), pp. 75-78.

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Đặng Trần , K., Đinh Vũ Ngọc , N., Đặng Văn , C., Uông Sỹ , T., Nguyễn Minh , T., & Trần Khánh , T. (2024). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (26), 14. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/116

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC