NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HS-CRP HUYẾT TƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2


Các tác giả

  • Đào Huỳnh Thị Anh Bệnh viện huyện Hòa Thành, Tây Ninh
  • Quỳnh Vũ Thị Chúc Bệnh viện Quân y 175

Từ khóa:

Yếu tố nguy cơ tim mạch, Đái tháo đường týp 2

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm nồng độ hs-CRP huyết tương, một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện quân y 175.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được nhập viện và điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện 175 từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019.

Kết quả: Nam giới chiếm 44,9%, nữ giới 55,1%. Tuổi trung bình là 60,8±12,12. Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 3,12±2,29 năm. Các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm bao gồm hút thuốc lá (11%), hoạt động thể lực ít (66,1%), thừa cân-béo phì (45,8%), tăng huyết áp (67,8%) và rối loạn lipid máu (73,7%). Số bệnh nhân có trên 1 yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao, trong đó bệnh nhân có 2 yếu tố nguy cơ (29,66%), có 3 yếu tố nguy cơ là cao nhất (36,44%) và có 4 yếu tố nguy cơ (21,18%). Giá trị trung bình nồng độ hs-CRP là 7,66±18,98 mg/dl, cao hơn có ý nghĩa so với giá trị tham chiếu người bình thường với p<0,05. Nhóm bệnh nhân có nồng độ hs-CRP trên 3mg/dl (tương ứng nguy cơ tim mạch cao) chiếm tỉ lệ cao nhất (36,44%).

Kết luận: Nồng độ hs-CRP huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao hơn so với giá trị tham chiếu người bình thường. Nhóm bệnh nhân có nồng độ hs-CRP trên 3 mg/dl chiếm tỉ lệ chủ yếu. Đồng thời, ở các bệnh nhân này thường đi kèm nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

Tài liệu tham khảo

Đào Thị Dừa, Trần Thừa Nguyên, Trần Huy Hoàng, cs. (2017), “Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Chuyên đề đái tháo đường, Hội nội tiết đái tháo đường Việt Nam.

Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Hồ Lan, Trần Thị Thanh Hóa, cs. (2015), “Nghiên cứu nồng độ Glucagon-like peptide 1 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí y dược học quân sự, 9.

Trần Thanh Sang, Nguyễn Thị Bích Đào (2014), “hs-CRP và Fibrinogen ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không bệnh lý tim mạch”, Tạo chí nghiên cứu y học, Y học TP Hồ Chí Minh, 18(4/2014), tr.53-59.

Trần Thị Trúc Linh (2016), “Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp”, Luận án tiến sỹ y học.

Mahajan A., Jaiswal A., Tabassum R., et al. (2012), “Elevated levels of C-reactive protein as a risk factor for metabolic syndrome in Indians”, Atherosclerosis, 220(1), 275-81.

Pan An, Wang Yeli, Yuan Jian-Min, et al. (2017), “High-sensitive C-reactive protein and risk of incident type 2 diabetes: a case–control study nested within the Singapore Chinese Health Study”, BMC Endocrine Disorders, 17(1), 8.

Roopakala M, Pawan H, Krishnamurthy U, et al. (2012), “Evaluation of high sensitivity creactive protein and glycated hemoglobin levels in diabetic nephropathy”, Saudi Journal of Kidney Diseases and Transplantation, 23(2), 286-289.

Schnell Oliver, Amann-Zalan Ildiko, Jelsovsky Zhihong, et al. (2013), “Changes in A1C Levels Are Significantly Associated With Changes in Levels of the Cardiovascular Risk Biomarker hs-CRP: Results from the SteP study”, Diabetes Care, 36(7), 2084-2089.

Verma Meena, Paneri Sangeeta, Badi Preetha, et al. (2006), “Effect of increasing duration of diabetes mellitus type 2 on glycated hemoglobin and insulin sensitivity”, Indian journal of clinical biochemistry : IJCB, 21(1), 142-146.

Tải xuống

Số lượt xem: 43
Tải xuống: 23

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Huỳnh Thị Anh , Đào, & Vũ Thị Chúc , Q. (2024). NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HS-CRP HUYẾT TƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (23), 8. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/138

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC