HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN TẠI MỘT BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Minh Nguyễn Thị Hồng Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
  • Tâm Trần Thị Thanh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
  • Nhung Nguyễn Thị Ánh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
  • Long Trần Thanh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
  • Phong Lê Hoàng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Từ khóa:

Nursing Activity

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều dưỡng chịu trách nhiệm về hoạt động chăm sóc người bệnh (phát hiện các triệu chứng, thực hiện thuốc và đưa ra các phương pháp làm giảm các triệu chứng, phối hợp với các nhân viên y tế khác để tối ưu hóa sự thoải mái cho người bệnh và gia đình). Cùng với sự phát triển của ngành y học, hoạt động chăm sóc ngày càng tăng và có xu hướng chuyên sâu hóa. Đo lường các hoạt động điều dưỡng và thời gian thực hiện góp phần đảm bảo việc phân bổ nhân sự điều dưỡng chăm sóc phù hợp, giảm các nguy cơ sự số y khoa do quá tải công việc hay tiết kiệm chi phí do sử dụng nguồn lực không phù hợp.

Mục tiêu: Xác định các hoạt động chăm sóc và thời gian thực hiện của điều dưỡng. Từ đó xác định thời gian chăm sóc trực tiếp và gián tiếp.

Phương pháp: Cắt ngang mô tả các chuỗi công việc người bệnh cần chăm sóc tại các khoa nội, ngoại, hồi sức tích cực được khảo sát theo các phiên làm việc (hành chánh, ngày, đêm) từ ngày người bệnh vào viện đến khi ra viện trong khoảng thời gian từ 1/10/2019 đến 31/12/2019.

Kết quả: Có 14 nhóm hoạt động chăm sóc với 83 công việc chăm sóc trực tiếp và 13 công việc chăm sóc gián tiếp được điều dưỡng thực hiện trong các hoạt động chăm sóc hàng ngày. Thời gian chăm sóc trung bình ở các phân cấp chăm sóc được xác định với sự giảm dần qua các phân cấp chăm sóc: Cấp Đặc biệt chiếm 814,72 phút, Cấp 1 chiếm 445,93 phút, Cấp 2 chiếm 201,57 phút, Cấp 3 chiếm 104,51 phút. Thời gian chăm sóc trực tiếp chiếm 77,9% và thời gian chăm sóc gián tiếp chiếm 22.1%. Trong đó tỉ lệ thời gian chăm sóc trực tiếp/ tổng thời gian chăm sóc đối với người bệnh Cấp Đặc biệt chiếm 81,95%, Cấp 1 chiếm 84,07%, Cấp 2 chiếm 79,16%, và Cấp 3 chiếm 61,24%.

Kết luận: Thời gian chăm sóc đáp ứng nhu cầu người bệnh trên từng phân cấp góp phần giúp các nhà quản lý phân công điều dưỡng chăm sóc phù hợp, nhằm giảm quá tải công việc điều dưỡng và đảm bảo an toàn người bệnh.

Tài liệu tham khảo

Cyrino, C. M. S. et al. Nursing Activities Score by assistance sites in Intensive Care Units. Esc. Anna Nery 22, 1–6 (2017)

Hallström, I. & Elander, G. Needs d uring h ospitalization : definitions and descriptions made by patients. 8, (2001).

Harrison, L. & Nixon, G. Nursing activity in general intensive care. J. Clin. Nurs. 11, 158–167 (2002).

Tamilselvi A & Rajee Regunath. Work sampling: a quantitative analysis of nursing activity in a medical ward 1 2 A. Tamilselvi & Rajee Regunath. Nitte Univ. J. Heal. Sci. 3, 64–67 (2013).

Thân Thị Thu Ba, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thị Kim Oanh & Trần Thị Bích Ngọc. Khối lượng công việc của điều dưỡng khoa lâm sàng Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương | Bệnh viện Trưng Vương. Bệnh viện Trưng Vương (2015). Available at: http://www.bvtrungvuong. vn/Default.aspx?tabid=73&ctl=ViewN ewsDetail&mid=402&NewsPK=1333. (Accessed: 7th February 2020)

Myny, D. et al. Determination of standard times of nursing activities based on a nursing minimum dataset. J. Adv. Nurs. 66, 92–102 (2010).

Yo ung, J., Lee, M., Prouty Sands, L. & McComb, S. Nursing activities and factors influential to nurse staffing decision-making. J. Hosp. Adm. 4, (2015).

Tải xuống

Số lượt xem: 26
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Hồng , M., Trần Thị Thanh , T., Nguyễn Thị Ánh , N., Trần Thanh , L., & Lê Hoàng , P. (2024). HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN TẠI MỘT BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (23), 12. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/143

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC