CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM


Các tác giả

  • Thanh Lê Đình Bệnh viện Thống Nhất
  • Nguyệt Dương Thị Bích Trường ĐH Buôn Ma Thuột

Từ khóa:

Tình trạng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, suy tim, người cao tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân cao tuổi suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm tầm soát dinh dưỡng bằng công cụ MNA-SF trên 108 bệnh nhân cao tuổi suy tim nhập viện có phân suất tống máu thất trái giảm tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất.

Kết quả: Tuổi trung bình là 75 ± 9,2 với 66,7% là nam (n=72). 94 bệnh nhân được phân loại NYHA II/III (87%). Phân suất tống máu thất trái trung bình 28,9 ± 6,9%. 49/108 bệnh nhân có suy dinh dưỡng, chiếm 45,4%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng và dinh dưỡng bình thường lần lượt là 28,7% và 25,9%. Hạn chế BADL, sa sút trí tuệ, tình trạng hôn nhân (ly dị/góa/độc thân) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng dinh dưỡng dựa trên công cụ tầm soát dinh dưỡng MNA-SF (P<0,05).

Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân cao tuổi suy tim chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt những bệnh nhân có suy giảm hoạt động chức năng cơ bản, sa sút trí tuệ và ly dị/góa/độc thân.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tấn Đạt, (2014), “Khảo sát sự tiến triển xấu chức năng thận trên bệnh nhân cao tuổi suy tim nhập viện”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp. 35.

Lê Thị Minh Hương, (2016), Tình trạng dinh dưỡng và hội chứng suy mòn ở bệnh nhân suy tim mạn, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp.

Đỗ Thị Nam Phương, Nguyễn Anh Duy Tùng, (2019), “Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM”, Tim mạch học, pp.

Huỳnh Trung Sơn, (2017), Giá trị của công cụ MNA - SF trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân cao tuổi nhập viện, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp.

Nguyễn Văn Trí, Thân Hà Ngọc Thể, (2017), Tích Tuổi Học Lão Khoa, Nhà xuất bản Y Học, pp.

Agra Bermejo R M, Gonzalez Ferreiro R, Varela Roman A, Gomez Otero I, et al, (2017), “Nutritional status is related to heart failure severity and hospital readmissions in acute heart failure”, Int J Cardiol, 230 pp. 108-114.

Bonilla-Palomas J L, Gamez- Lopez A L, Anguita-Sanchez M P, Castillo- Dominguez J C, et al, (2011), “[Impact of malnutrition on long-term mortality in hospitalized patients with heart failure]”, Rev Esp Cardiol, 64 (9), pp. 752-758.

Bui A L, Horwich T B, Fonarow G C, (2011), “Epidemiology and risk profile of heart failure”, Nat Rev Cardiol, 8 (1), pp. 30-41.

Pichard C, Kyle U G, Morabia A, Perrier A, et al, (2004), “Nutritional assessment: lean body mass depletion at hospital admission is associated with an increased length of stay”, Am J Clin Nutr, 79 (4), pp. 613-618.

Saka B, Kaya O, Ozturk G B, Erten N, et al, (2010), “Malnutrition in the elderly and its relationship with other geriatric syndromes”, Clinical Nutrition, 29 (6), pp. 745-748.

Sargento L, Longo S, Lousada N, dos Reis R P, (2014), “The importance of assessing nutritional status in elderly patients with heart failure”, Curr Heart Fail Rep, 11 (2), pp. 220-226.

Sargento L, Satendra M, Almeida I, Sousa C, et al, (2013), “Nutritional status of geriatric outpatients with systolic heart failure and its prognostic value regarding death or hospitalization, biomarkers and quality of life”, J Nutr Health Aging, 17 (4), pp. 300-304.

Shirin Hosseini, Seyed Ali Keshavarz, Ahmad Amin, Hooman Bakshandeh, et al, (2017), “Nutritional status assessment of the elderly patients with congestive heart failure by mini nutritional assessment test”, 6 (1), pp.

Tevik K, Thurmer H, Husby M I, de Soysa A K, et al, (2015), “Nutritional risk screening in hospitalized patients with heart failure”, Clin Nutr, 34 (2), pp. 257-264.

Van Bokhorst-de van der Schueren M A, Lonterman-Monasch S, de Vries O J, Danner S A, et al, (2013), “Prevalence and determinants for malnutrition in geriatric outpatients”, Clin Nutr, 32 (6), pp. 1007-1011.

Tải xuống

Số lượt xem: 52
Tải xuống: 20

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Lê Đình , T., & Dương Thị Bích , N. (2024). CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (23), 8. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/145

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC