PHỔ VI KHUẨN VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN AN SINH NĂM 2018


Các tác giả

  • Yến Nguyễn Thị Bích Bệnh viện An Sinh
  • Vân Lê Quốc Thu Bệnh viện An Sinh
  • Điển Mai Văn Bệnh viện An Sinh

Từ khóa:

Antibiotic resistance, bacteria, clinical speciments

Tóm tắt

Đề kháng kháng sinh đang là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Mỗi bệnh viện được khuyến cáo nên thực hiện khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh hàng năm.

Mục tiêu: Mô tả tình hình đề kháng kháng sinh ở bệnh viện An Sinh trong năm 2018.

Đối tượng & phương pháp: Mẫu bệnh phẩm nuôi cấy và kháng sinh đồ tại bệnh viện An Sinh từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018.

Kết quả: Trong 620 mẫu bệnh phẩm của 494 bệnh nhân được cấy vi sinh ở bệnh viện An Sinh năm 2018, tỷ lệ cấy dương tính chung là 30.2% (187 mẫu), với 24 mẫu vi khuẩn được phân lập. Mẫu cấy mủ có tỷ lệ cấy (+) cao nhất (74/95 mẫu, 77.9%), tiếp theo là mẫu đàm (44/143 mẫu; 30.8%) và nước tiểu (52/188 mẫu, 27.7%). Cấy máu có tỷ lệ (+) thấp (9/163 mẫu, 5.5%). Có 2 loài vi khuẩn thường gặp nhất là E. coli (64/187 mẫu, 34.2%), thường gặp ở bệnh phẩm nước tiểu (34/64, 53.1%) và bệnh phẩm mủ (20/64, 31.3%); Staphylococcus aureus (27/187 mẫu, 14.4%) gặp chủ yếu ở bệnh phẩm mủ (22/27, 81.5%).

Hầu như tất cả các nhóm kháng sinh đều bị đề kháng cao. Trong số 64 mẫu E. coli được phân lập, 37 mẫu có men ESBL (57.8%). Các KS mà nhóm Enterobacteriaceae còn nhạy > 80% gồm Vancomycin, Imipenem, Meropenem, Cefoperazone/Sulbactam, Amikacin, Piperacillin/Tazobactam, Ticarcillin/Clavulanic và Ampicillin/sulbactam. Tỷ lệ Staphylococcus aureus có kháng với Methicillin (MRSA dương tính) là 63% (17/27 mẫu) và đề kháng với hầu hết kháng sinh hiện có. Các KS mà các chủng Staphylococcus nhạy > 80% chỉ còn Vancomycin, Linezolid, Amikacin, Ampicillin/sulbactam và Doxycyclin.

Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa (n=17) chỉ còn nhạy với Polymycin B (100%), Amikacin (73.7%), còn với các kháng sinh khác đều nhạy cảm dưới 54%. Nhóm Haemophilus influenzae & parainfluenzae (n=11) có tỷ lệ đề kháng thấp.

Có 325/420 BN (77.2%) được điều trị kháng sinh trước khi cấy vi sinh. Trong số đó, 75.7% mẫu có kết quả cấy âm tính. Thời gian trung vị từ khi BN vào viện và từ khi điều trị kháng sinh đến khi lấy mẫu cấy đều là 21 giờ (0-518 giờ & 0-508 giờ). 67.5% phác đồ kháng sinh không phù hợp KSĐ. Có 50.6% trường hợp cấy (+) BN được đổi phác đồ sau khi có KSĐ.

Kết luận: Phổ vi khuẩn ở BV An Sinh ngày càng đa dạng. Vi khuẩn thường gặp nhất ở BV năm 2018 vẫn là E. coli & Staphylococcus aureus với tỷ lệ đa kháng thuốc (ESBL & MRSA dương tính) cao. Nên lấy mẫu cấy vi sinh càng sớm càng tốt và trước khi điều trị kháng sinh để lựa chọn được phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh.

Tài liệu tham khảo

Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009 (Report on AB use and resistance in 15 hospitals in Vietnam 2008-2009).

Bùi Nghĩa Thịnh, Phạm Anh Tuấn, Phạm Thị Huỳnh Giao, Nguyên Hồng Trường, Nguyễn Thiên Bình, Nguyễn Thị Phương Lan, Nguyễn Anh Trí, Đỗ Quốc Huy, “Khảo sát rình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”, http://www. bvtrungvuong.vn/LinkClick.aspx?filetick et=iH4cQ1DkOlY%3D&tabid=73

Lý Ngọc Kính, Ngô Thị Bích Hà và cộng sự, “tìm hiểu thực trạng sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị điều trị tích cực ở một số cơ sở khám, chữa bệnh” năm 2009-2010.

Nghiên cứu giám sát ANSORP từ 1/2000 đến 6/2001 (Song JH & ANSORP. Antimicrobial Agents And Chemotherapy, June 2004, p. 2101–2107).

Nghiên cứu KONSAR từ 2005- 2007 ở các bệnh viện Korea (Yonsei Med J. 2010 Nov; 51(6): 901-11)

Nguyễn văn Kính, “Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam, 2010” (Situation Analysis on Antibiotic Use and Resistance in Vietnam, 2010, GARP – Việt Nam) http://www.cddep.org/sites/ cddep.org/files/23-12_sit._an.-summary_ comments__vnese_version__-_271010. pdf:

Nguyễn Thị Thu Ba, Dương Văn Dũng, Nguyễn Thị Thu Hồng, Lê Trương Minh Nguyên, Nguyễn Minh Doan, “Đánh giá tình hình dịch tễ học vi khuẩn kháng kháng sinh và thực trạng sử dụng các Kháng sinh nhóm Beta-lactamin phổ rộng tại bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng năm 2014”, http://www.hoanmy.com/Data/Sites/3/ userfiles/31/%C4%90%E1%BB%80%20 T % C 3 % 8 0 I % 2 0 D T H % 2 0 V K % 2 0 V A % 2 0 K S % 2 0 BETALACTAMIN_15%2012%2014.pdf

Nguyễn Phú Hương Lan, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Lê Thị Dưng, Nguyễn Thị Thu Yến, (2012), “Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của Acinobacter và Pseudomonas phân lập tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới năm 2010”, thời sự y học 3/2012 - Số 68, p. 9-12

Nguyễn Thị Bích Yến (2017), “Phổ vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh ở bệnh viện An Sinh năm 2016”, http://www.ansinh.com.vn/News.aspx?Ne wsID=1211&CatID=75&TypeID=6

Bộ Y tế, Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1539/QĐ- BYT ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Yen Nguyen, Van Le & Dien Mai (2018), “Spectrum and antibiotic resistance of pathogens at An Sinh private general hospital in 2017”, Vietnam journal of infectiuos diseases, No. 6, pp. 120-121.

Tải xuống

Số lượt xem: 61
Tải xuống: 25

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Bích , Y., Lê Quốc Thu , V., & Mai Văn , Điển. (2024). PHỔ VI KHUẨN VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN AN SINH NĂM 2018. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (23), 9. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/147

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC