ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI BẰNG GÂN MÁC DÀI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121


Các tác giả

  • Nhân Trần Trọng Bệnh viện Quân y 121
  • Lai Phạm Hoàng Bệnh viện Quân y 121
  • Phong Nguyễn Tấn Bệnh viện Quân y 121
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2020.151

Từ khóa:

tái tạo dây chằng chéo trước, gân mác dài

Tóm tắt

Đặt vấn đề: phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hiện nay vẫn là phương pháp tối ưu nhất để điều trị đứt DCCT khớp gối, từ đó hạn chế các biến chứng ảnh hưởng tới khớp gối.

Mục tiêu: Đánh giá kết quả tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng mảnh ghép gân mác dài qua nội soi tại Bệnh viện Quân y 121.

Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc.

Kết quả: Nghiên cứu trên 61 bệnh nhân (từ 12/2014 – 03/2016) được phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước (DCCT) bằng gân mác dài tại khoa Ngoại Chấn thương BVQY 121. Độ tuổi trung bình 31,8 ± 7,4 tuổi. Đứt DCCT đơn thuần 38 BN, rách sụn chêm kèm theo 23 BN. Thời gian theo dõi trung bình 10,8 tháng (3 – 18 tháng). Đánh giá theo thang điểm Lysholm sau phẫu thuật : rất tốt và tốt 93,44% (57/61 BN), trung bình 6,56% (4/61 BN).

Kết luận: gân mác dài có thể là nguồn mảnh ghép tự thân phù hợp cho phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT; phương pháp này an toàn, hiệu quả cao, giúp BN phục hồi lại chức năng và độ vững khớp gối.

Tài liệu tham khảo

Đặng Hoàng Anh (2009), Nghiên cứu điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối bằng phẫu thuật nội soi sử dụng gân cơ bán gân và gân cơ thon, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.

Đỗ Phước Hùng (2008), “Gân cơ mác dài : một chọn lựa thay thế mảnh ghép trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(1), tr. 1-4.

Trương Trí Hữu (2009), Tái tạo đứt dây chằng chéo trước kèm rách sụn chêm do chấn thương thể thao qua nội soi, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.

Phạm Quang Vinh (2015), “Cơ sinh học và áp dụng lâm sàng gân mác dài tái tạo dây chằng chéo trước”, Tạp chí Y học thực hành, (12), tr. 59-62.

Angthong Chayanin (2015), “The Anterior Cruciate Ligament Reconstruction with the Peroneus Longus Tendon: A Biomechanical and Clinical Evaluation of the Donor Ankle Morbidity”, J Med Assoc Thai 2015, 98(6), pp. 555- 560.

Kerimoglu Servet, Aynaci Osman, Saracoğlu Metehan (2008), “Anterior cruciate ligament reconstruction with the peroneus longus tendon”, Acta Orthop Traumatol Turc, 42(1), pp. 38-43.

Liu Chung Ting, Lu Yung Chang, Huang Chang Hung (2015), “Half peroneus longus tendon graft augmentation for unqualified hamstring tendon graft of anterior cruciate ligament reconstruction”, J Orthop Sci, 20, pp. 854- 860 .

Marx Robert G. (2014), Graft selection for revision ACL reconstruction, Revision ACL Reconstruction: Indications and Technique, Springer, pp. 75-86.

Slocum Donald B., James Stanley L., Larson Robert L., Singer Kenneth M. (1976), “Clinical Test for anterolateral Rotary Instability of Knee”, Clinical Orthopaedics and Relates Research, N 118, pp. 63-69.

Tải xuống

Số lượt xem: 76
Tải xuống: 53

Đã xuất bản

30-06-2023

Cách trích dẫn

Trần Trọng , N., Phạm Hoàng , L., & Nguyễn Tấn , P. (2023). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI BẰNG GÂN MÁC DÀI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (22), 10. https://doi.org/10.59354/ydth175.2020.151

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC