KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN KHUNG CHẬU, Ổ CỐI BẰNG KẾT XƯƠNG NẸP VÍT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Tiến Mỵ Duy Bệnh viện Quân y 175
  • Dũng Lê Tuấn Bệnh viện Quân y 175
  • Tài Trần Đức Bệnh viện Quân y 175
  • Thọ Nguyễn Đức Bệnh viện Quân y 175
  • Lọc Lê Đình Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2020.153

Từ khóa:

Gãy khung chậu, ổ cối, kết hợp xương nẹp vít

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng các bệnh nhân gãy kín khung chậu, ổ cối tại Bệnh viện Quân y 175 và đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật kết hợp xương gãy kín khung chậu, ổ cối bằng nẹp vít.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 20 bệnh nhân (14 Nam, 6 Nữ), chẩn đoán gãy kín khung chậu, ổ cối được điều trị phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít từ tháng 10/2017 đến 03/2020. Bệnh nhân được phẫu thuật, điều trị sau mổ, hướng dẫn tập luyện và định kỳ tái khám đánh giá kết quả theo thang điểm của Merle d’Aubigné và Majeed.

Kết quả: 95% liền vết mổ kỳ đầu. 5 bệnh nhân tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài sau mổ, 1 bệnh nhân sai khớp háng thể chậu sau mổ.

Đánh giá kết quả nắn chỉnh theo Matta (1996) cho bệnh nhân gãy ổ cối, và theo Lindahl (1999) cho bệnh nhân gãy khung chậu. Kết quả tốt trên 12 bệnh nhân, 3 bệnh nhân nắn chỉnh kém.

Kết quả theo Merle d’Aubigné trên 8 bệnh nhân ổ cối: rất tốt và tốt chiếm 75%.

Kết quả theo Majeed trên 12 bệnh nhân khung chậu: rất tốt và tốt chiếm 80%

Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít cho bệnh nhân gãy kín khung chậu, ổ cối bước đầu đem lại kết quả nắn chỉnh ổ gãy và phục hồi chức năng tốt.

Tài liệu tham khảo

Lê Đình Hải, Lê Văn Tuấn (2015), “Điều trị gãy khung chậu tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, Số đặc biệt - 2015, tr. 258- 261.

Nguyễn Tiến Sơn, Đào Xuân Tích (2015), “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy ổ cối bằng phương pháp kết xương nẹp vít tại bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, Số đặc biệt - 2015, tr. 342-346.

Lê Văn Tuấn (2018), “Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu ổ cối và ứng dụng điều trị phẫu thuật gãy trật khớp háng trung tâm”, Luận án Tiến sỹ - Học viện Quân y,

Letournel E, Judet R (1993), “Fractures of the Acetabulum. 2nd ed“, Berlin, Germany: Springer-Verlag.,

Matta JM (1996), “Fractures of the acetabulum: accuracy of reduction and clinical results in”, - J Bone Joint Surg Am. 1996 Nov;78(11), - 1632-1645.

Jan Lindahl, Eero Hirvensalo, et al. (1999), “Failure of reduction with an external fixator in the management of injuries of the pelvic ring. Long-term evaluation of 110 patients”, Journal of Bone and Joint Surgery-british Volume - J BONE JOINT SURG-BRIT VOL, 81, 955-962.

Robert A. Magnussen, Marc Tressler, et al. (2007), “Predicting Blood Loss in Isolated Pelvic and Acetabular High- Energy Trauma”, Journal of orthopaedic trauma, 21, 603-607.

H. Sagi, Dan Dziadosz, et al. (2013), “Obesity, Leukocytosis, Embolization, and Injury Severity Increase the Risk for Deep Postoperative Wound Infection After Pelvic and Acetabular Surgery”, Journal of orthopaedic trauma, 27, 6-10.

Tải xuống

Số lượt xem: 80
Tải xuống: 70

Đã xuất bản

30-06-2023

Cách trích dẫn

Mỵ Duy , T., Lê Tuấn , D., Trần Đức , T., Nguyễn Đức , T., & Lê Đình , L. (2023). KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN KHUNG CHẬU, Ổ CỐI BẰNG KẾT XƯƠNG NẸP VÍT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (22), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2020.153

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC