TƯƠNG ĐƯƠNG HIỆU QUẢ KHÁNG KHUẨN (in vitro) VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ (in vivo) Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ VỚI PIMENEM VÀ MERONEM TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ YÊN


Các tác giả

  • Công Nguyễn Đức Bệnh viện Thống Nhất, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Quế Đỗ Kim Bệnh viện Thống Nhất
  • Dũng Hồ Sĩ Bệnh viện Thống Nhất, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Huy Trần Gia
  • Đạt Hàn Đức Bệnh viện Thống Nhất, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Khang Hà Phạm Trọng Bệnh viện Thống Nhất, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Hoàng Ngô Thế Bệnh viện Thống Nhất
  • Anh Trần Thị Vân Bệnh viện Thống Nhất
  • Vân Nguyễn Khánh Bệnh viện Thống Nhất
  • Hòa Lê Bệnh viện Thống Nhất
  • Vũ Trương Quang Anh Bệnh viện Thống Nhất
  • Dũng Trần Anh Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Yên
  • Thanh Lê Đình Bệnh viện Thống Nhất
  • Hiền Phạm Thị Thu Bệnh viện Thống Nhất
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.197

Tóm tắt

Nghiên cứu tương đương để so sánh hiệu quả điều trị giữa meropenem sản xuất trong nước với meropenem chính hãng chưa được thực hiện, đặc biệt là so sánh hiệu quả trên cơ sở tương đương đặc điểm vi sinh nuôi cấy và kết quả kháng sinh đồ.

Mục tiêu: So sánh tương đương về hiệu quả kháng khuẩn (in vitro) và hiệu quả điều trị (in vivo) ở bệnh nhân mắc bệnh lý nhiễm trùng được điều trị với Pimenem và Meronem (hàm lượng 0,5g và 1g) tại Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, đa trung tâm bao gồm 121 bệnh nhân có bệnh lý viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường mật - ổ bụng từ 10/2019 đến 7/2022. Có 61 bệnh nhân sử dụng Pimenem và 60 sử dụng Meronem tương đồng về tuổi, giới tính, cơ cấu bệnh lý, độ nặng dựa và điểm APACHE II và SAPS II. Bệnh nhân được chẩn đoán và đánh giá độ nặng của bệnh, lấy bệnh phẩm nuôi cấy và làm kháng sinh đồ, điều trị ngẫu nhiên với Pimenem và Meronem (2 chế phẩm 0,5g và 1g), đánh giá hiệu quả điều trị, từ đó phân tích tương đương về hiệu quả kháng khuẩn (in vitro) và hiệu quả điều trị (in vivo).

Kết quả: Tỷ lệ cấy mọc chung là 40,5%. Escherichia coli (14,0%), Kelbsiella pneumoniae (9,9%), Pseudomonas aeruginosa (8,3%) và Acinetobacter baumannii (6,6%). Không có sự khác biệt về các tác nhân cấy được giữa nhóm sử dụng Pimenem và Meronem (p=0,162). Không có sự khác biệt về tỷ lệ vi khuẩn nhạy cảm và đề kháng với meropenem giữa nhóm Pimenem (86,4% và 9,1%) và Meronem (66,7% và 18,5%) (p=0,268) cũng như MIC trung bình (1,81±4,61 và 2,18±3,70, p=0,756). Phân tích theo chế phẩm 0,5g và 1g cũng không khác biệt. Tỷ lệ khỏi bệnh và có cải thiện là 95,0%, tương đương giữa Pimenem và Meronem chung (95,1 và 95,0%, p=0,918), 0,5g (95,5 và 100%, p=0,583), 1g (94,9 và 91,9%, p=0,699). 92,8% các chủng vi khuẩn không đề kháng với meropenem trong nhóm khỏi bệnh trong khi 100% là đề kháng với meropenem trong nhóm thất bại điều trị (p<0,001).

Kết luận: Hiệu quả điều trị là tốt và tương tương nhau giữa hai nhóm Pimenem và Meronem (cả chế phẩm 0,5g và 1g). Không có sự kháng biệt về tỷ lệ cấy mọc vi khuẩn, các loại vi khuẩn, tính đề kháng với meropenem, giá trị MIC trung bình giữa nhóm Pimenem và Meronem ở cả 2 chế phẩm 0,5g và 1g. Đề kháng meropenem liên quan với thất bại điều trị ở cả hai nhóm.

Tài liệu tham khảo

Straif-Bourgeois S, Ratard R, and Kretzschmar M (2014). Infectious Disease Epidemiology. Handbook of Epidemiology, p.2041-119.

Tran GM, Ho-Le TP, Ha DT et al. (2017). Patterns of antimicrobial resistance in intensive care unit patients: a study in Vietnam. BMC Infect Dis, 17(1):429.

Bộ Y tế (2020). Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn “hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn”. [truy cập 20/8/2022]; https://thuvienphapluat.vn/ van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-4815- QD-BYT-2020-tai-lieu-Huong-dan-chan-doan-viem-phoi-mac-phai-o-nguoi-lon-457957.aspx.

Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học, tr.40-48.

Gomi H, Solomkin JS, Schlossberg D et al. (2018). Tokyo Guidelines 2018: antimicrobial therapy for acute cholangitis and cholecystitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci, 25(1):3-16.

Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học, tr.86.

Khoa Y - Bộ môn Vi sinh (2011). Thực hành Vi sinh và Miễn dịch. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học, tr.15-17.

Angkasekwinai N, Werarak P, Chaiyasoot K et al (2011). Monitoring of effectiveness and safety of generic formulation of meropenem for treatment of infections at Siriraj Hospital. J Med Assoc Thai, 94 Suppl 1:S217-24.

Ordóñez K, Feinstein MM, Reyes S et al (2019). Clinical and economic impact of generic versus brand name meropenem use in an intensive care unit in Colombia. Braz J Infect Dis, 23(4):237- 245.

Tansuphasawadikul S, Simaroj S, Chantarothorn S et al. (2011). Therapeutic effectiveness of a generic versus original meropenem in serious infections. J Med Assoc Thai, 94(2):172-8.

Tải xuống

Số lượt xem: 84
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

30-06-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Đức, C., Đỗ Kim, Q., Hồ Sĩ, D., Trần Gia, H., Hàn Đức, Đạt, Hà Phạm Trọng, K., Ngô Thế, H., Trần Thị Vân, A., Nguyễn Khánh, V., Lê , H., Trương Quang Anh , V., Trần Anh, D., Lê Đình , T., & Phạm Thị Thu , H. (2023). TƯƠNG ĐƯƠNG HIỆU QUẢ KHÁNG KHUẨN (in vitro) VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ (in vivo) Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ VỚI PIMENEM VÀ MERONEM TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ YÊN. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (34), 14. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.197

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC