NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XQUANG CẮT LỚP VI TÍNH BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG GÃY LIÊN TẦNG MẶT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Dân Nguyễn Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Vũ Nguyễn Bá Hoàng Bệnh viện Quân y 175
  • Huế Ngô Thị Hồng Bệnh viện Quân y 175
  • Hiền Lê Hoàng Bệnh viện Quân y 211
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.204

Từ khóa:

gãy liên tầng mặt

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, xquang xương cắt lớp vi tính của bệnh nhân chấn thương gãy liên tầng mặt để giúp cho việc chẩn đoán, tiên lượng và lên kế hoạch điều trị kịp thời và chính xác, từ đó mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 46 bệnh nhân chấn thương gãy liên tầng mặt, được khám, chẩn đoán và điều trị tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.

Kết quả: Nhóm tuổi hay gặp nhất từ 19 đến 39 tuổi chiếm 67,3%. Tuổi thấp nhất là 15, tuổi cao nhất là 61, tuổi trung bình là 30,54±11,18. Tỷ lệ nam giới chiếm 91,2%, tỷ lệ nữ giới chiếm 8,8%. Tai nạn giao thông chiếm chủ yếu với 95,6%. Chấn thương kết hợp hay gặp nhất là chấn thương sọ não với 41,4%. Triệu chứng lâm sàng của gãy liên tầng mặt rất đa dạng, trong đó 100% bệnh nhân có sai khớp cắn, biến dạng xương, há miệng hạn chế. Trên hình ảnh Cắt lớp vi tính cho thấy: 100% bệnh nhân có gãy tầng mặt dưới và tầng mặt giữa. Gãy tầng mặt trên có 19 trường hợp chiếm 41,3%.

Kết luận: Gãy liên tầng mặt là chấn thương nặng nề, triệu chứng lâm sàng và xquang đa dạng. Bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời và thăm khám cẩn thận để lên kế hoạch điều trị tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

Ali, K. and Lettieri, S. C. (2017). Management of Panfacial Fracture, Semin Plast Surg. 31(2), pp. 108-117.

Phan Duy Vĩnh, Lê Thị Hương Lan, Vũ Ngọc Lâm (2022). Đặc điểm lâm sàng, X-quang chấn thương gãy liên tầng mặt”, Tạp chí y dược lâm sàng 108, tập 17, 6/2022.84-93.

Nguyễn Văn Tuấn (2019). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy liên tầng mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh năm 2018-2019, Luận văn chuyên khoa II, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Tang, W. et al (2009). Sequential SurgicalTreatment for Panfacial Fractures and Significance of Biological Osteosynthesis, Dental Traumatology. 25, pp. 171-175.

Follmar KE. et al (2007). Concomitant injuries in patients with panfacial fractures, J Trauma 63(4): 831- 835.

Abdeljalil Abouchadi. et al (2018). Panfacial Fractures: A retrospective study and review of literature, Open Journal of Stomatology 08(04): 110-119.

Yang R. et al (2012). Why should we start from mandibular fractures in the treatment of panfacial fractures?, J Oral Maxillofac Surg 70(6): 1386-1392.

Tải xuống

Số lượt xem: 97
Tải xuống: 13

Đã xuất bản

29-04-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn , D., Nguyễn Bá Hoàng , V., Ngô Thị Hồng , H., & Lê Hoàng , H. (2024). NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XQUANG CẮT LỚP VI TÍNH BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG GÃY LIÊN TẦNG MẶT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (34), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.204

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC