BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA DEXILANT 60MG TRÊN BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN CÓ TỔN THƯƠNG THỰC QUẢN SAU 4 TUẦN ĐIỀU TRỊ


Các tác giả

  • Tùng Nguyễn Chí Bệnh viện Quân y 175
  • Sơn Nguyễn Thái Bệnh viện Quân y 175
  • Chương Nguyễn Văn Phân hiện phía Nam/Học viện Quân y
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.207

Từ khóa:

Dexilant, Trào ngược dạ dày thực quản, GERD

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị của Dexilant trên Bệnh nhân trào ngược dạ dày thức quản (GERD) có tổn thương thực quản.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiến cứu mô tả. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 39 trường hợp GERD có tổn thương thực quản.

Kết quả: Sau điều trị đa số các triệu chứng lâm sàng giảm có ý nghĩa, p<0,05. Tỉ lệ giảm các triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Với tỉ lệ giảm dao động từ 88,3% - 100%, trong đó các triệu chứng điển hình của GERD là Ợ nóng, Ợ trớ giảm hiệu quả nhất với tỉ lệ lần lượt là: 97% và 100%. Thay đổi tần suất điểm các câu hỏi GerdQ sau điều trị theo hướng tích cực có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Mức độ giảm các triệu chứng lâm sàng theo thang điểm GerdQ trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê, p<0,0001. Tỉ lệ giảm mức độ điểm GerdQ sau điều trị 11 – 18 điểm cao nhất với 100%; mức 8 – 10 điểm giảm 95,2%. Có 97,4% đối tượng nghiên cứu chuyển về mức độ điểm 3 – 7 điểm. - Sau điều trị tỉ lệ hết tổn thương thực quản giảm có ý nghĩa, p<0,0001. 100% BN có tổn thương thực quản Grade B hết tổn thương sau điều trị. 28/31(90,3%) BN có tổn thương thực quản Grade A hết tổn thương sau điều trị. Chỉ có 7,7% BN chưa hết tổn thương. Tuy nhiên mức độ tổn thương cũng giảm hẳn. Chưa có ghi nhận tác dụng không mong muốn của thuốc.

Kết luận: Dexilant có hiệu quả điều trị rất tốt trên Bn GERD có tổn thương thực quản.

Tài liệu tham khảo

Bộ môn nội tiêu hóa (2001) Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, Bệnh học nội tiêu hóa, tr: 223-230

Bồ Kim Phượng (2012) Nghiên cứu ứng dụng bảng GerdQ trong chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Y học Tp.Hồ Chí Minh, 16(3): 44-48.

Kim J J (2018) Epidemiology of Gastroesophageal junction Adenocarcinoma in Korea. Journal of gastric cancer, 18(4): 328-338.

C Prakash Gyawali, Peter J Kahrilas, et al (2018) Modern diagnosis of GERD: The Lion Consensus. Gut, 67: 1351-1362.

Jone R, Junghard O, Dent J, et al (2009) Development of the GerdQ, a tool for the diagnosis and management of gastro-oesophageal reflux disease in primary care. Aliment Pharmacol Ther, 30(10): 1030-1038.

Skrzydlo-Radomanska B, Radwan P (2015) Dexlansoprazole – A new generation Proton pump inhibitor. Prz Gastroenterol, 10(4): 191-196

Hershcovici T, Jha L K, Fass R (2011) Dexlansoprazole MR: a review. Annals of medicine, 43(5): 366-374.

Lundell L R, Dent J, Bennett J R, et al (1999) Endoscopic assessment of oesophagitis: clinical and functional correlates and further validation of Los Angeles classification. Gut, 45(2): 172- 180.

Nguyễn Duy Thắng (2021) Đánh giá kết quả điều trị GERD bằng Dexilant 60mg trong 8 tuần và 4 tuần. Tạp chí khoa học tiêu hóa, 64: 3973-3980.

Trần Văn Thanh, Mai Thanh Bình, Hà Minh Trang và cộng sự (2021) Đánh giá hiệu quả điều trị Dexlansoprazole 60mg trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 16(4).

Surdea Blaga T, Negrutiu D E, Palage M, et al (2019) Food and Gastroesophageal reflux disease. Cur Med Chem, 26(19): 3497-3511.

Tải xuống

Số lượt xem: 104
Tải xuống: 7

Đã xuất bản

29-04-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Chí , T., Nguyễn Thái , S., & Nguyễn Văn , C. (2024). BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA DEXILANT 60MG TRÊN BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN CÓ TỔN THƯƠNG THỰC QUẢN SAU 4 TUẦN ĐIỀU TRỊ. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (34), 10. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.207

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC