ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA KỸ THUẬT NỘI SOI MÀNG PHỔI NỘI KHOA TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Thế Nguyễn Minh Bệnh viện Quân y 175
  • Công Nguyễn Hải Bệnh viện Quân y 175
  • Đào Phan Thị Anh Bệnh viện Quân y 175
  • Trường Nguyễn Công Bệnh viện Quân y 175
  • Loan Kiều Thị Phương Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.213

Từ khóa:

Tràn dịch màng phổi, Nội soi màng phổi, Gây dính màng phổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nội soi màng phổi ống mềm trong chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch dịch tiết tại Bệnh viện quân y 175.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả. 30 bệnh nhân TDMP dịch tiết chưa rõ nguyên nhân, điều trị tại khoa Lao và Bệnh phổi bệnh viện quân y 175, từ 1/2021 – 3/2023.

Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 64,9 ± 11,31 tuổi, nam chiếm 73,3%, nữ chiếm 26,7%. 100% bệnh nhân tràn dịch dịch tiết, trong đó, dịch huyết thanh máu chiếm 60%, dịch vàng chanh chiếm 40%. Có 28/30 bệnh nhân chiếm 93,3% có chẩn đoán xác định nhờ vào kết quả mô bệnh học được sinh thiết qua nội soi màng phổi. Trong đó có 22 bệnh nhân được gây dính qua nội soi. Hiệu quả gây dính màng phổi hoàn toàn là 81,8%, gây dính một phần là 18,2%, không có trường hợp nào thất bại. Biến chứng hay gặp nhất là đau ngực chiếm 76,7%, tiếp theo tràn khí dưới da chiếm 13,3%.

Kết luận: nội soi màng phổi ống mềm là phương pháp có hiệu quả cao và an toàn trong chẩn đoán, điều trị TDMP chưa rõ nguyên nhân.

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Hô hấp”, tr 62-72.

Nguyễn Huy Dũng (2012), “Nghiên cứu giá trị của soi lồng ngực sinh thiết trong chẩn đo n tr n dịch màng phổi dịch tiết chưa rõ nguyên nhân”, Học viện Quân y.

Vũ Khắc Đại (2016), “Nghiên cứu vai trò của nội soi màng phổi ống mềm trong chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi”, Trường đại học y Hà Nội.

Anevlavis S., Froudarakis M. E. (2018), “Advances in pleuroscopy”, Clin Respir J, 12(3), 839-847.

Kiani A., et al. (2015), “Diagnostic Yield of Medical Thoracoscopy in Undiagnosed Pleural Effusion”, Tanaffos, 14(4), 227-31.

Liu X. T., et al. (2022), “Diagnostic value and safety of medical thoracoscopy for pleural effusion of different causes”, World J Clin Cases, 10(10), 3088-3100.

Maturu V. N., et al. (2015), “Role of medical thoracoscopy and closed-blind pleural biopsy in undiagnosed exudative pleural effusions: a single-center experience of 348 patients”, J Bronchology Interv Pulmonol, 22(2), 121-9.

Michaud G., Berkowitz D. M., Ernst A. (2010), “Pleuroscopy for diagnosis and therapy for pleural effusions”, Chest, 138(5), 1242-6.

Niu X. K., Bhetuwal A., Yang H. F. (2015), “CT-guided core needle biopsy of pleural lesions: evaluating diagnostic yield and associated complications”, Korean J Radiol, 16(1), 206-12.

Rodríguez-Panadero F. (2008), “Medical thoracoscopy”, Respiration, 76(4), 363-72.

Saguil A., Wyrick K., Hallgren J. (2014), “Diagnostic approach to pleural effusion”, Am Fam Physician, 90(2), 99- 104.

Tải xuống

Số lượt xem: 99
Tải xuống: 19

Đã xuất bản

01-05-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Minh , T., Nguyễn Hải , C., Phan Thị Anh , Đào, Nguyễn Công , T., & Kiều Thị Phương , L. (2024). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA KỸ THUẬT NỘI SOI MÀNG PHỔI NỘI KHOA TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (35), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.213

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC