THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Hiền Bùi Thị Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.216

Từ khóa:

tăng huyết áp, thừa cân, hút thuốc lá, rượu bia, tim mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2022.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên tổng số 171 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 từ 07/2021 đến 6/2022.

Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp ở người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 là 28,17%. Nhóm bệnh nhân có tiền sử gia đình có tăng huyết áp có tỷ lệ mắc THA cao hơn gấp 3,19 lần so với nhóm không có gia đình có THA với KTChc 95% từ 1,66-6,11 và phc = 0,001. Nhóm bệnh nhân ăn mặn có tỷ lệ mắc THA cao hơn 4,44 lần so với nhóm không ăn mặn với KTChc 95% từ 2,41-8,18 và phc < 0,001. Nhóm bệnh nhân kém HĐTL có tỷ lệ mắc THA cao hơn gấp 4,31 lần so với nhóm thường xuyên HĐTL với KTChc 95% từ 2,36-7,89 và phc < 0,001. Nhóm bệnh nhân thừa cân có tỷ lệ mắc THA cao hơn gấp 1,78 lần so với nhóm không thừa cân với KTChc 95% từ 1,09-2,88 và phc = 0,02. Nhóm bệnh nhân tăng glucose máu có tỷ lệ mắc THA cao hơn 16,03 lần so với nhóm không tăng glucose máu với KTChc 95% từ 3,56-72,20 và phc = 0,001. Nhóm bệnh nhân tăng triglyceride máu có tỷ lệ mắc THA cao hơn gấp 2,54 lần so với nhóm không tăng triglyceride máu với KTChc 95% từ 1,54- 4,20 và phc < 0,001. Nhóm bệnh nhân stress có tỷ lệ mắc THA cao hơn 2,47 lần so với nhóm không bị stress với KTChc 95% từ 1,26-4,87 và phc = 0,009.

Kết luận: Tỷ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu là 28,17%. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp là tiền sử gia đình tăng huyết áp, ăn mặn, kém hoạt động thể lực, thừa cân, tăng glucose máu, tăng triglyceride máu và tình trạng stress.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Ngọc Ảnh (2015). Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người nhóm tuổi 20-70 tuổi đến khám tại Bệnh viện đa khoa huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông năm 2015. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.

Phạm Tiến Dũng (2015). Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25 đến 60 tuổi tại xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi năm 2015. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.

Huỳnh Trung Nghĩa (2015). Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 30-69 tại xã Thường Phước 2, Huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp năm 2015. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.

Trần Thanh Tú và cs (2011). “Nghiên cứu về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến THA ở người cao tuổi tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011”. Y học thực hành. 914; tr. 94-97.

Ngô Trí Tuấn và cs (2012). “Tăng huyết áp ở người dân 40-79 tuổi tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan”. Tạp chí Y học thực hành. 817(4).

Phạm Thế Xuyên (2019). Thực trạng tăng huyết áp ở người dân 45-64 tuổi tại Điện Biên, tỉnh Điện Biên và chi phí - hiệu quả của biện pháp can thiệp. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Anchala R, et al (2014). “Hypertension in India: a systematic review, meta analysis of prevalence, awareness, control of hypertension”. Journal of Hypertension. 32(6):1170-1177.

Ahmad K, et al (2014). “The prevalence of pre-hypertension and hypertension in an Iranian urban population”. High blood pressure and cardiovascular prevention. 21(2); pg.127-135.

Francesco L, et al (2018). “Body Mass Index is Strongly Associated with Hypertension: Results from the Longevity Check-Up 7+ Study”. Nutrients. 10(12).

Jian S, et al (2018). “Risk factors for prehypertension and their interactive effect: a cross-sectional survey in China”. BMC cardiovascular disorders. 18(1); pg. 182.

Li H., et al (2008). “Comparison of cardiovascular risk factors between prehypertension and hypertension in a Mongolian population, Inner Mongolia, China”. Circulation Journal. 72(10); pg.1666-1673.

Mei-YL, et al (2017). “Association between psychosocial stress and hypertension: a systematic review and meta-analysis”. Neurol Res. 39(6); pg.573- 580.

Qiuping G, et al (2008). High blood pressure and cardiovascular disease mortality risk among US adults: the third National Health and Nutrition Examination Survey mortality follow-up study. Annals of epidemiology. 18(4):302-309.

Scott B, et al (2009). Major depression as a risk factor for high blood pressure: epidemiologic evidence from a national longitudinal study. Psychosom Med. 71(3); 273-9.

World Health Organization (2013). World Health Day: A global brief on hypertension. Silent killer, global public health crisis.

Tải xuống

Số lượt xem: 208
Tải xuống: 51

Đã xuất bản

01-05-2024

Cách trích dẫn

Bùi Thị , H. (2024). THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (35), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.216

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC