ĐẶC ĐIỂM TÀN TẬT CỦA BỆNH NHÂN PHONG ĐANG QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2023


Các tác giả

  • Nhàn Lê Thanh Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai
  • Hải Nguyễn Đức Học viện Quân y
  • Hằng Đinh Nguyễn Thu Sở Y tế tỉnh Gia Lai
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.221

Từ khóa:

Tàn tật, bệnh phong, Gia Lai

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tàn tật của bệnh nhân phong đang được quản lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến tháng 6 năm 2023.

Đối tượng: 422 bệnh nhân phong đang quản lý, điều trị tại tỉnh Gia Lai.

Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang,

Kết quả: Tỷ lệ tàn tật của bệnh nhân phong là 88,9%. Phần lớn bệnh nhân phong có tàn tật độ II (chiếm 87,2%). Phần lớn bệnh nhân phong có tàn tật trước điều trị, chiếm 71,4% ở bệnh nhân tàn tật độ I và 82,9% ở bệnh nhân tàn tật độ II. Tỷ lệ tàn tật ở mặt, bàn tay, bàn chân và phối hợp lần lượt là 26,5%, 69,7%, 66,4% và 57,8%.

Tàn tật phổ biến ở bàn tay là da lòng bàn tay khô (23,7%) và mất cảm giác đơn thuần (17,5%). Các tàn tật khác ở bàn tay là mất cảm giác kèm lở loét/ thương tích (2,8%), bàn tay ngửa (2,1%) và bàn tay rủ (4,3%). Phân bố các tàn tật bàn tay trên ở nhóm MB và PB khác biệt không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05). Tàn tật phổ biến ở ngón tay cái là cò cứng (26,1%) và cụt rụt nhẹ (19,2%).

Tàn tật phổ biến ở bàn chân là da lòng bàn chân khô (22,3%) và cụt rụt nhẹ ngón chân (23,9%). Tỷ lệ bệnh nhân có loét lỗ đáo trong nghiên cứu của chúng tôi là 16,8%.

Tỷ lệ tàn tật vùng mặt thường gặp nhất là không đếm được các ngón tay khi cách xa 6m (10,9%), nhân mắt đục (10,7%), mắt đỏ (9,5%), mắt không nhắm được (9,2%) và rụng lông mày (9%).

Tỷ lệ tàn tật độ II ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi, nhóm già không lao động, nhóm mù chữ và nhóm có thời gian mắc bệnh > 10 năm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05).

Kết luận: Tỷ lệ tàn tật ở bệnh nhân phong tại Gia Lai đến tháng 6 năm 2023 cao, phần lớn bệnh nhân có tàn tật phối hợp. Tàn tật thường gặp là da lòng bàn tay, bàn chân khô, mất cảm giác và cò ngón, nhân mắt đục. Tỷ lệ tàn tật độ II ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi, nhóm già không lao động, nhóm mù chữ và nhóm có thời gian mắc bệnh > 10 năm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05).

Tài liệu tham khảo

Lastória, J.C. and M.A. Abreu (2014), Leprosy: review of the epidemiological, clinical, and etiopathogenic aspects - part 1. An Bras Dermatol, 89(2): p. 205-18.

Phạm Văn Hiền (2001), Điều tra dịch tễ tàn tật trong bệnh phong tại Việt Nam và đề xuất các biện pháp phòng và điều trị phục hồi.

Phạm Văn Hiền (2001), Đánh giá hoạt động phòng chống phong 1996- 2000. Hội nghị hoạt động phòng chống phong 1996-2000,

Nguyễn Thị Xuân (2001), Nghiên cứu biện pháp cải thiện tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong mới phát hiện ở tỉnh Gia Lai trong 3 năm 1997 - 1999. 2001, Đại học Y Hà Nội

Bùi Ngọc Dũng (2007), Khảo sát tình hình tàn tật và đề xuất biện pháp điều trị phục hồi cho bệnh nhân phong tại một số huyện tỉnh Gia Lai năm 2006.

Nguyễn Việt Dương (2015), Thực trạng dị hình tàn tật ở người mắc bệnh phong tại 3 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Lê Thanh Hải (2014), Nghiên cứu các tổn thương xương trong bệnh phong tại bệnh viện Phong - Da liễu Bắc Ninh, Đại học Y Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 98
Tải xuống: 10

Đã xuất bản

01-05-2024

Cách trích dẫn

Lê Thanh , N., Nguyễn Đức , H., & Đinh Nguyễn Thu , H. (2024). ĐẶC ĐIỂM TÀN TẬT CỦA BỆNH NHÂN PHONG ĐANG QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2023. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (35), 12. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.221

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC