ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG GÃY LIÊN TẦNG MẶT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Dân Nguyễn Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Hạnh Hoàng Vân Bệnh viện Quân y 175
  • Vũ Nguyễn Bá Hoàng Bệnh viện Quân y 175
  • Minh Trần Thị Nhật Bệnh viện Quân y 175
  • Hải Lưu Phước Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.225

Từ khóa:

gãy liên tầng mặt

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương gãy liên tầng mặt tại tại Bệnh viện Quân y 175.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 46 bệnh nhân chấn thương gãy liên tầng mặt, được khám, chẩn đoán và điều trị tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023.

Kết quả: Xử trí ban đầu có 20 BN được cố định tạm thời xương hàm gãy, 76% BN có vết thương hàm mặt kèm theo phải xử lý, 21 BN phải can thiệp khai thông đường thở. Đa số BN được sử dụng 3-5 đường mổ chiếm 69,5%. Chủ yếu BN được kết xương theo trình tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong chiếm 71,7%, với 151 vị trí kết xương. 84,8 % BN phải cố định liên hàm sau phẫu thuật. Ngay sau mổ có 3 BN chảy máu vết mổ phải xử lý, hầu hết BN liền thương tốt chiếm 84,8%, khớp cắn đúng chiếm 89,1%, có 2 BN nhiễm trùng, hạn chế há miệng sau mổ có 11 BN chiếm 23,9%. Sau 3-6 tháng: 73,9% BN có khuôn mặt cân đối, không có BN liền sẹo xấu, 93,4 % BN đúng khớp cắn, 2 BN lõm mắt, tất cả BN đều há miệng tốt.

Kết luận: Điều trị gãy liên tầng mặt rất phức tạp, cần phải có thái độ xử lý cấp cứu ngay từ ban đầu, lên kế hoạch điều trị chi tiết để mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

Ali, K. and Lettieri, S. C. (2017), “Management of Panfacial Fracture”, Semin Plast Surg. 31(2), pp. 108-117.

Nguyễn Văn Tuấn (2019) “ Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy liên tầng mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh năm 2018-2019”, Luận văn chuyên khoa II, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Tang, W., Feng, F., Long, J., Lin, Y., Wang, H., Liu, L., et al. (2009), ‘’Sequential SurgicalTreatment for Panfacial Fractures and Significance of Biological Osteosynthesis.’’, Dental Traumatology. 25, pp. 171-175.

Abdeljalil Abouchadi et al (2018) Panfacial Fractures: A retrospective study and review of literature. Open Journal of Stomatology 08(04): 110-119.

Kausar Ali, BAand Salvatore C. Lettieri (2017) “Management of Panfacial Fracture”, Semin Plast Surg. ; 31(2): 108– 117.

Marcos Mauricio Capelari; et al, (2013), “Principles and treatment of panfactials fractures - Literature review and surgical clinic case report”, Rev. Odontologia (ATO), Bauru, SP. 13, tr. 689- 771.

Kasar Ali, BA and Salvatore C. Lettieri, MD, FACS (2017), “Management of Panfacial Fracture”. Semin Plast Surg.; 31(2): 108–117.

Chouinard AF, Troulis MJ, Lahey ET (2016): The acute management of facial fractures. Curr Trauma Rep 2(2): 55e65.

Tải xuống

Số lượt xem: 106
Tải xuống: 33

Đã xuất bản

01-05-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn , D., Hoàng Vân , H., Nguyễn Bá Hoàng , V., Trần Thị Nhật , M., & Lưu Phước , H. (2024). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG GÃY LIÊN TẦNG MẶT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (36), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.225

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC