KHẢO SÁT THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM


Các tác giả

  • Tú Nguyễn Thị Cẩm Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Vũ Nguyễn Tuấn Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Chương Nguyễn Văn Phân hiệu phía Nam/ Học viện Quân y
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.231

Từ khóa:

Thiếu máu thiếu sắt, suy tim mạn

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tần suất thiếu máu thiếu sắt ở bệnh nhân suy tim mạn phân suất tống máu giảm và mối liên quan giữa mức độ thiếu máu thiếu sắt với các yếu tố khác.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi.

Kết quả: Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm là 31,0%. Tuổi trung bình là 64,9 tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 0,8. Phân suất tống máu trung bình là 30,8%. Tuổi tác gia tăng, suy tim nặng (NYHA III-IV), suy giảm chức năng thận có liên quan đến mức độ nặng của thiếu máu thiếu sắt ở BN suy tim. Phân suất tống máu thất trái của BN suy tim kèm thiếu máu thiếu sắt mức độ nặng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm thiếu máu thiếu sắt mức độ nhẹ. Tỉ lệ tái nhập viện trong 3 tháng là 45,5%. Thiếu máu thiếu sắt mức độ trung bình - nặng (Hb < 10 mg/dL) là yếu tố nguy cơ độc lập làm gia tăng tỉ lệ tái nhập viện trong 3 tháng ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm, sau khi điều chỉnh với các yếu tố nguy cơ khác (tuổi trên 60, suy tim NYHA III-IV, eGFR < 60 mL/phút/1,73m2 da).

Kết luận: Thiếu máu thiếu sắt là một trong những bệnh đi kèm cần được quan tâm ở bệnh nhân suy tim mạn. Thiếu máu thiếu sắt mức độ trung bình - nặng (Hb < 10 mg/dL) là yếu tố nguy cơ độc lập làm gia tăng tỉ lệ tái nhập viện trong 3 tháng của bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

Anand I. S., Gupta P. Anemia and Iron Deficiency in Heart Failure: Current Concepts and Emerging Therapies. Circulation. 2018; 138(1):80- 98.

Nguyễn Hoàng Minh Phương, Châu Ngọc Hoa. Nghiên cứu tỉ lệ và đặc điểm thiếu máu ở BN suy tim mạn tính. Y học TP. Hồ Chí Minh. 2011; 15(1):82-87.

Bùi Thị Mai An, Phạm Nguyên Sơn. Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu trên bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại Bệnh viện 4, Quân khu 4. Tạp chí Y học quân sự. 2013.

Đỗ Thị Nam Phương. Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM. Tim mạch học. 2019.

Klip I. T., Comin-Colet J., Voors A. A., et al. Iron deficiency in chronic heart failure: an international pooled analysis. Am Heart J. 2013; 165(4):575-582 e3.

Van Walraven C., Jennings A., Forster A. J. A meta-analysis of hospital 30-day avoidable readmission rates. J Eval Clin Pract. 2012; 18(6):1211-8.

Goodnough L. T., Schrier S. L. Evaluation and management of anemia in the elderly. Am J Hematol. 2014; 89(1):88-96.

Negi P. C., Dev M., Paul P., et al. Prevalence, risk factors, and significance of iron deficiency and anemia in nonischemic heart failure patients with reduced ejection fraction from a Himachal Pradesh heart failure registry. Indian Heart J. 2018; 70 Suppl 3(S182-S188.

Go A. S., Yang J., Ackerson L. M., et al. Hemoglobin level, chronic kidney disease, and the risks of death and hospitalization in adults with chronic heart failure: the Anemia in Chronic Heart Failure: Outcomes and Resource Utilization (ANCHOR) Study. Circulation. 2006; 113(23):2713-23.

Anand I. S., Kuskowski M. A., Rector T. S., et al. Anemia and change in hemoglobin over time related to mortality and morbidity in patients with chronic heart failure: results from Val-HeFT. Circulation. 2005; 112(8):1121-7.

Halawa A., Burton M. C., Maniaci M. J., et al. Association of Anemia with Outcomes of Acute Heart Failure. South Med J. 2018; 111(2):103- 108.

Tải xuống

Số lượt xem: 106
Tải xuống: 106

Đã xuất bản

01-05-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Cẩm , T., Nguyễn Tuấn , V., & Nguyễn Văn , C. (2024). KHẢO SÁT THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (36), 13. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.231

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC