ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM - CƠ SỞ 2


Các tác giả

  • Thị Thư Nguyễn Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM-Cơ sở 2
  • Việt Tùng Lê Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM-Cơ sở 2
  • Thị Kim Chi Phạm Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM-Cơ sở 2
  • Ngọc Hân Trần Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM-Cơ sở 2
  • Thị Kim Thoan Trần Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM-Cơ sở 2
  • Bảo Phương Bùi Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM-Cơ sở 2
  • Anh Tuấn Trần Đại học Y Dược TP.HCM
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.24

Từ khóa:

điếc đột ngột, tai mũi họng

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điếc đột ngột được coi là một cấp cứu trong tai mũi họng. Mặc dù được biết từ rất lâu nhưng cho đến nay vấn đề chẩn đoán nguyên nhân, điều trị vẫn còn nhiều tranh luận và đang tiếp tục được nghiên cứu. Một số nguyên nhân của điếc đột ngột được cho là: Bệnh mạch máu, nhiễm siêu vi, chấn thương, tự miễn. Điều trị điếc đột ngột có nhiều phương cách: corticoid toàn thân, corticoid xuyên nhĩ, oxy cao áp, ... Tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM - Cơ sở 2 chúng tôi áp dụng phác đồ điều trị điếc đột ngột bằng corticoid toàn thân kết hợp piracetam truyền tĩnh mạch, với thời gian nằm viện 10 ngày, trong khoảng thời gian đó bệnh nhân sẽ được đo thính lực để đánh giá mức độ cải thiện sức nghe. Tuy nhiên thời gian nằm viện 10 ngày quá dài trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tỷ lệ hồi phục sức nghe sau điều trị 10 ngày tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 2 là bao nhiêu? Và tỷ lệ cải thiện là bao nhiêu ở các thời điểm khác nhau ở ngày điều trị thứ 3,5,7,10 để có lời khuyên về thời gian nằm viện của người bệnh?

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca.

Kết quả: Ở ngày điều trị thứ 10, tỷ lệ có cải thiện thính lực ở từng tần số là như sau: Tần số 250 Hz: 64,7% (trong đó cải thiện tốt là 29,4%); Tần số 500 Hz: 76,4% (trong đó cải thiện tốt là 38,2%); Tần số 1000 Hz: 73.5% (trong đó cải thiện tốt là 35,3%); Tần số 2000 Hz: 76,4% (trong đó cải thiện tốt là 35,3%); Tần số 4000 Hz: 73,5% (trong đó cải thiện tốt là 32,4%); Tần số 8000 Hz: 50% (trong đó cải thiện tốt là 29,4%).

Kết luận: Tỷ lệ cải thiện thính lực sau ngày điều trị thứ 3 là 35,3%; sau ngày điều trị thứ 5 là 61,8%; mức độ cải thiện thính lực ở ngày điều trị 7 và 10 là như nhau với 76,4%.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Minh Hảo Hớn, Nguyễn Thành Lợi; “Khảo sát điếc đột ngột tại Bệnh viện Tai Mũi Họng dựa vào 5 dạng thính lực đồ từ 01/2005 đến 06/2006” Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam 56 – 4, số 2-5/2011.

Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Kim Phong, Võ Tá Khiêm, Chu Lan Anh, Nguyễn Thành Lợi (2010), “Đánh giá hiệu quả của oxy cao áp trong điều trị điếc đột ngột”, Tạp chí Y học TPHCM, tập 14, số 1, trang 44-51.

Belal. A, (1980), “Pathology of vascular sensorineural hearing impairment”, Laryngoscope, 90, p. 1831- 1839.

Pignal J.L (1978), “Des surdité brusques”, Encycl Med. Chir. Paris, oto lảyngologie, 20183, A10.

Tải xuống

Số lượt xem: 403
Tải xuống: 60

Đã xuất bản

24-04-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn , T. T., Lê , V. T., Phạm , T. K. C., Trần , N. H., Trần , T. K. T., Bùi , B. P., & Trần , A. T. (2023). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM - CƠ SỞ 2. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (30), 10. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.24

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC