HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ BỐN THUỐC CÓ BISMUTH TRONG ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI


Các tác giả

  • Trung Võ Nguyên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hân Trần Thị Ngọc Cơ sở 2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Huyền Trần Thị Thu Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Hùng Nguyễn Đại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chinh Nguyễn Văn Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tùng Lê Việt Cơ sở 2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Vinh Nguyễn Quốc Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.290

Từ khóa:

Helicobacter pylori, phác đồ 4 thuốc có Bismuth, điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori (H. pylori) thành công bằng phác đồ 4 thuốc có Bismuth và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị tiệt trừ của phác đồ này, đồng thời xác định tỷ lệ các tác dụng phụ của phác đồ 4 thuốc có Bismuth.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu các trường hợp nhiễm H.pylori được chẩn đoán bằng nội soi dạ dày, được chỉ định điều trị phác đồ 4 thuốc có Bismuth, và được kiểm tra lại bằng nghiệm pháp hơi thở tại Cơ sở 2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 3/2023 đến 7/2024.

Kết quả: Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori thành công trong nghiên cứu đạt 73,8% theo ITT (Intention to Treat) và 91,4 % theo PP (per protocol). Không có yếu tố liên quan nào đến hiệu quả điều trị được tìm thấy. 53% các trường hợp gặp phải tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn (50%), mệt mỏi (48,8%), đắng miệng (40%), bụng chướng hơi (26,3%), và nhanh no (36,3%). Đa số các triệu chứng trên ở mức độ nhẹ (>50%).

Kết luận: Phác đồ 4 thuốc có Bismuth được chỉ định trong nghiên cứu của chúng tôi để tiệt trừ H. pylori có hiệu quả cao. Tác dụng phụ của phác đồ thường gặp với triệu chứng thường gặp nhất là buồn nôn, mệt mỏi, và đắng miệng.

Tài liệu tham khảo

Wroblewski LE, Peek RM, Wilson KT (2010). Helicobacter pylori and gastric cancer: factors that modulate disease risk. Clin Microbiol Rev, 23(4), 713-739.

Savoldi A, Carrara E, Graham DY, et al (2018). Prevalence of Antibiotic Resistance in Helicobacter pylori: A Systematic Review and Meta-analysis in World Health Organization Regions. Gastroenterology, 155(5), 1372-1382.

Rahman R, Asombang AW, Ibdah JA (2014). Characteristics of gastric cancer in Asia. World J Gastroenterol, 20(16), 4483-4490.

Khien VV, Thang DM, Hai TM, et al (2019). Management of Antibiotic-Resistant Helicobacter pylori Infection: Perspectives from Vietnam. Gut Liver, 13(5), 483-497.

Quach DT, Vilaichone RK, Vu KV, et al (2018). Helicobacter pylori Infection and Related Gastrointestinal Diseases in Southeast Asian Countries: An Expert Opinion Survey. Asian Pac J Cancer Prev, 19(12), 3565-3569.

Malfertheiner P, Megraud F, O’Morain CA, et al (2017). Management of Helicobacter pylori infection-the Maastricht V/Florence Consensus Report. Gut, 66(1), 6-30.

Quach DT, Mai BH, Tran MK, et al (2022). Vietnam Association of Gastroenterology (VNAGE) consensus on the management of Helicobacter pylori infection. Front Med (Lausanne), 9, 1065045.

Shao QQ, Yu XC, Yu M, et al (2022). Rabeprazole plus amoxicillin dual therapy is equally effective to bismuth-containing quadruple therapy for Helicobacter pylori eradication in central China: A single-center, prospective, open-label, randomizedcontrolled trial. Helicobacter, 27(2), e12876.

Đặng Ngọc Quý Huệ (2018). Nghiên cứu tỉ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Luận án tiến sĩ y học.

Sapmaz F, Kalkan IH, Atasoy P, et al (2017). A Non-Inferiority Study: Modified Dual Therapy Consisting Higher Doses of Rabeprazole Is as Successful as Standard Quadruple Therapy in Eradication of Helicobacter pylori. Am J Ther, 24(4), e393-e398.

Nam CB, Khien VV, Hoan QP, et al (2016). Efficacy of Helicobacter Pylori eradication therapy with PCA, PTMB, PLA. Viet. Nam. Gastroenterol. Assoc, 45, 2851–2854.

Nguyen LT, Nguyen VB, Tran TV, et al (2022). Efficacy of Helicobacter pylori Eradication Based on Rabeprazole–Bismuth–Tetracycline–Tinidazole Regimen in Vietnamese Patients with Duodenal Ulcers. Gastroenterol. Insights, 13, 365–376.

Tải xuống

Số lượt xem: 51
Tải xuống: 33

Đã xuất bản

30-09-2024

Cách trích dẫn

Võ Nguyên , T., Trần Thị Ngọc , H., Trần Thị Thu , H., Nguyễn Đại , H., Nguyễn Văn , C., Lê Việt , T., & Nguyễn Quốc , V. (2024). HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ BỐN THUỐC CÓ BISMUTH TRONG ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (39), 12. https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.290

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC