ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRÍ NHỚ THEO DANH SÁCH TỪ CERAD PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT


Các tác giả

  • Thị Mỹ Linh Nguyễn Bệnh viện Quân y 175
  • Công Thắng Trần Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.30

Từ khóa:

độ tin cậy, thang điểm đánh giá trí nhớ theo danh sách từ CERAD

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, tình trạng sa sút trí tuệ ngày càng là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người cao tuổi. Để đánh giá tình trạng giảm trí nhớ, các bác sĩ lâm sàng cần những phương tiện xác định suy giảm trí nhớ khách quan và có độ tin cậy cao như Thang điểm đánh giá trí nhớ theo danh sách từ CERAD - một thang điểm tương đối ngắn gọn, thường được dùng để đánh giá chức năng nhận thức ở những cá nhân có nguy cơ mắc AD.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của thang điểm đánh giá trí nhớ theo danh sách từ CERAD phiên bản tiếng Việt và đánh giá độ tin cậy của thang điểm.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đánh giá độ tin cậy lặp lại của thang điểm đánh giá trí nhớ theo danh sách từ CERAD phiên bản tiếng Việt trên 12 đối tượng là người Việt Nam khỏe mạnh từ 40 tuổi trở lên có nhận thức và hoạt động sống bình thường (không than phiền giảm trí nhớ, hoạt động sống độc lập, đạt điểm MMSE ≥ 27) tại Đơn vị trí nhớ và sa sút trí tuệ bệnh viện 30-4.

Kết quả: Đối tượng tham gia nghiên cứu có khả năng học và nhớ thông tin bằng lời nói tốt, với điểm trung vị của thang điểm Nhớ lại ngay, Nhớ lại có trì hoãn, Nhận biết có trì hoãn lần 1 lần lượt là 25,5; 9,0; 10,0. Thang điểm có tính ổn định, tin cậy cao và có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, các thang điểm Nhớ lại ngay, Nhớ lại có trì hoãn, Nhận biết có trì hoãn có độ tin cậy lặp lại thông qua hệ số tương quan Spearman lần lượt là 0,81; 0,86; 0,77 với p < 0,05.

Kết luận: Thang điểm đánh giá trí nhớ theo danh sách từ CERAD phiên bản tiếng Việt có độ tin cậy cao trong việc nhận diện sớm giai đoạn suy giảm nhận thức.

Tài liệu tham khảo

Backman L., Small B. J., Fratiglioni L. (2001). “Stability of the preclinical episodic memory deficit in Alzheimer’s disease”. Brain, 124(Pt 1):96-102.

Cullum C. M., Filley C. M., Kozora E. (1995). “Episodic memory function in advanced aging and early Alzheimer’s disease”. J Int Neuropsychol Soc, 1(1):100-103.

Lee J. H., Lee K. U., Lee D. Y., et al. (2002). “Development of the Korean version of the Consortium to Establish a Registry for Alzheimer’s Disease Assessment Packet (CERAD-K): clinical and neuropsychological assessment batteries”. J Gerontol B Psychol Sci Soc Sci, 57(1):47-53.

Mavioglu H., Gedizlioglu M., Akyel S., et al. (2006). “The validity and reliability of the Turkish version of Alzheimer’s Disease Assessment Scale-Cognitive Subscale (ADASCog) in patients with mild and moderate Alzheimer’s disease and normal subjects”. Int J Geriatr Psychiatry, 21(3):259-265.

Bertakis K. D., Azari R., Helms L. J., et al. (2000). “Gender differences in the utilization of health care services”. J Fam Pract, 49(2):147-152.

Morris J. C., Heyman A., Mohs R. C., et al. (1989). “The Consortium to Establish a Registry for Alzheimer’s Disease (CERAD). Part I. Clinical and neuropsychological assessment of Alzheimer’s disease”. Neurology, 39(9):1159-1165.

Tải xuống

Số lượt xem: 268
Tải xuống: 125

Đã xuất bản

24-04-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn , T. M. L., & Trần , C. T. (2023). ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRÍ NHỚ THEO DANH SÁCH TỪ CERAD PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (30), 7. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.30

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC