ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM MẠCH SAU PHẪU THUẬT TIM HỞ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Việt Trần Quốc Bệnh viện Quân y 175
  • Dũng Lương Vũ Bệnh viện Quân y 175
  • Nguyên Hoàng Thị Diệu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • My Mai Ngọc Hà Bệnh viện Quân y 175
  • Duyên Đỗ Thị Bệnh viện Quân y 175
  • Thương Nguyễn Thị Hoài Bệnh viện Quân y 175
  • Vỹ Quách Long Bệnh viện Quân y 175
  • Hội Đào Quang Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.315

Từ khóa:

Phục hồi chức năng tim mạch, Phẫu thuật tim hở, VO2 tối đa, Nghiệm pháp đi bộ 6 phút, EQ-5D-5L, MacNew

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của chương trình phục hồi chức năng tim mạch (PHCNTM) sau phẫu thuật tim hở (PTTH) ở giai đoạn nội viện và giai đoạn ngoại trú.

Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng có so sánh với nhóm đối chứng. 67 bệnh nhân sau PTTH ổn định đồng ý tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 12/2023 đến 09/2024. Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, 32 bệnh nhân ở nhóm được tập PHCNTM (nhóm can thiệp) và 35 bệnh nhân ở nhóm không tập PHCNTM (nhóm chứng). Chương trình PHCNTM ở giai đoạn nội viện bao gồm các bài tập về hô hấp và vận động tứ chi chu phẫu cho đến khi bệnh nhân ra viện; ở giai đoạn ngoại trú bao gồm các bài tập về sức bền với xe đạp lực kế, các bài tập sức mạnh chi trên và chi dưới được cá nhân hóa, kéo dài 60 phút/buổi, 3-5 buổi/tuần, trong 6 tuần. Tổng cộng 50 bệnh nhân (25 ở nhóm can thiệp và 25 ở nhóm chứng) hoàn thành chương trình nghiên cứu.

Kết quả: Ở giai đoạn nội viện, PHCNTM an toàn với bệnh nhân sau PTTH với tỉ lệ biến chứng hô hấp liên quan tới PHCNTM ghi nhận 1 trường hợp viêm phổi với tỉ lệ 2%, thời gian nằm ICU và hậu phẫu trung bình lần lượt là 3,8 và 10,9 ngày. Ở giai đoạn ngoại trú, bệnh nhân ở nhóm can thiệp cải thiện khả năng gắng sức với chỉ số VO2 tối đa tăng 13,5%, từ 17,16 ± 3,77 lên 19,48 ± 4,15 ml/kg/phút (p<0,01) và chỉ số METs tăng 11%, từ 5,41 ± 1,41 lên 6,00 ± 1,55 (p><0,01). Trong khi đó, bệnh nhân ở nhóm chứng không cải thiện VO2 tối đa với mức tăng chỉ 3,2% (p>0,05), chỉ số METs tăng không ý nghĩa với 6,3% (p>0,05). Ở cả 2 nhóm nghiên cứu, khoảng cách đi bộ 6 phút đều tăng có ý nghĩa với 35,6m ở nhóm can thiệp và 34,8m ở nhóm chứng (p<0,01); lượng giá chất lượng cuộc sống theo thang điểm EQ-5D-5L và MacNew đều cải thiện đáng kể với p<0,05.

Kết luận: Chương trình PHCNTM sau PTTH là an toàn và hiệu quả, tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật thấp, làm tăng cường khả năng gắng sức và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tài liệu tham khảo

Vahanian A, Alfieri O, Andreotti F, Antunes M. The Joint Task Force on the Management of Valvular Heart Disease of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS). Eur Heart J. 2012;33:pp. 2451–96.

Pielopi M, Corra U, Benzer W, Dendale P. Secondary prevention through cardiac rehabilitation: from knowledge to implementation. A position paper from the Cardiac Rehabilitation Section of the European Association of Cardiovascular Prevention and Rehabilitaion. European Journal of Cardiovascular Prevention & Rehabilitation. 2010;17(1):pp. 1-17.

Haskell WL, Lee IM, Pate RR, Powell KE, Blair SN, Franklin BA, et al. Physical activity and public health: updated recommendation for adults from the American College of Sports Medicine and the American Heart Association. Med Sci Sports Exerc. 2007;39(8):1423-34.

Thomas RJ, Balady G, Banka G, Beckie TM, Chiu J, Gokak S, et al. 2018 ACC/AHA Clinical Performance and Quality Measures for Cardiac Rehabilitation: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Performance Measures. J Am Coll Cardiol. 2018;71(16):1814-37.

Medicine ACoS, Riebe D, Ehrman JK, Liguori G, Magal M. ACSM’s Guidelines for Exercise Testing and Prescription: Wolters Kluwer; 2018.

Mai VQ, Sun S, Minh HV, Luo N, Giang KB, Lindholm L, et al. An EQ 5D-5L Value Set for Vietnam. Qual Life Res. 2020;29(7):1923-33.

Hofer S, Lim L, Guyatt G, Oldridge N. The MacNew Heart Disease health related quality of life instrument: a summary. Health Qual Life Outcomes. 2004;2:3.

Humphrey R, Guazzi M, Niebauer J. Cardiac rehabilitation in Europe. Prog Cardiovasc Dis. 2014;56(5):551-6.

Taylor A, DeBoard Z, Gauvin JM. Prevention of postoperative pulmonary complications. Surg Clin North Am. 2015;95(2):237-54.

Chen X, Hou L, Zhang Y, Liu X, Shao B, Yuan B, et al. The effects of five days of intensive preoperative inspiratory muscle training on postoperative complications and outcome in patients having cardiac surgery: a randomized controlled trial. Clin Rehabil. 2019;33(5):913-22.

Weber M, Klein U, Weigert A, Schiller W, Bayley-Ezziddin V, Wirtz DC, et al. Use of Pre- and Intensified Postprocedural Physiotherapy in Patients with Symptomatic Aortic Stenosis Undergoing Transcatheter Aortic Valve Replacement Study (the 4P-TAVR Study). J Interv Cardiol. 2021;2021:8894223.

Rognmo Ø, Moholdt T, Bakken H, Hole T, Mølstad P, Myhr NE, et al. Cardiovascular risk of high- versus moderate-intensity aerobic exercise in coronary heart disease patients. Circulation. 2012;126(12):1436-40.

Aronov D, Bubnova M, Iosseliani D, Orekhov A. Clinical Efficacy of small a, Cyrillic Medical Centre- and Home-based Cardiac Rehabilitation Program for Patients with Coronary Heart Disease After Coronary Bypass Graft Surgery. Arch Med Res. 2019;50(3):122-32.

Kerrigan DJ, Williams CT, Ehrman JK, Saval MA, Bronsteen K, Schairer JR, et al. Cardiac rehabilitation improves functional capacity and patient-reported health status in patients with continuous-flow left ventricular assist devices: the Rehab-VAD randomized controlled trial. JACC Heart Fail. 2014;2(6):653-9.

Savage PD, Rengo JL, Menzies KE, Ades PA. Cardiac Rehabilitation After Heart Valve Surgery: COMPARISON WITH CORONARY ARTERY BYPASS GRAFT PATIENTS. J Cardiopulm Rehabil Prev. 2015;35(4):231-7.

Pollmann AGE, Frederiksen M, Prescott E. Cardiac Rehabilitation After Heart Valve Surgery: Improvement in exercise capacity and morbidity. Journal of Cardiopulmonary Rehabilitation and Prevention. 2017;37:pp. 191-8.

Abraham LN, Sibilitz KL, Berg SK, Tang LH, Risom SS, Lindschou J, et al. Exercise-based cardiac rehabilitation for adults after heart valve surgery. Cochrane Database Syst Rev. 2021;5(5):CD010876.

Yuen T, Buijs DM, Hong Y, Van Damme A, Meyer TC, Nagendran J, et al. Comparing the Effectiveness of 2 Cardiac Rehabilitation Exercise Therapy Programs. CJC Open. 2023;5(3):215-9.

Jelinek HF, Huang ZQ, Khandoker AH, Chang D, Kiat H. Cardiac rehabilitation outcomes following a 6-week program of PCI and CABG Patients. Front Physiol. 2013;4:302.

Hofer S, Kullich W, Graninger U, Brandt D, Gassner A, Klicpera M, et al. Cardiac rehabilitation in Austria: short term quality of life improvements in patients with heart disease. Wien Klin Wochenschr. 2006;118(23-24):744-53.

Hofer S, Doering S, Rumpold G, Oldridge N, Benzer W. Determinants of health-related quality of life in patients with coronary artery disease. Eur J Cardiovasc Prev Rehabil. 2006;13(3):398-406.

Eder B, Hofmann P, von Duvillard SP, Brandt D, Schmid JP, Pokan R, et al. Early 4-week cardiac rehabilitation exercise training in elderly patients after heart surgery. J Cardiopulm Rehabil Prev. 2010;30(2):85-92.

Tải xuống

Số lượt xem: 78
Tải xuống: 62

Đã xuất bản

20-02-2025

Cách trích dẫn

Trần Quốc , V., Lương Vũ , D., Hoàng Thị Diệu , N., Mai Ngọc Hà , M., Đỗ Thị , D., Nguyễn Thị Hoài, T., Quách Long , V., & Đào Quang , H. (2025). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM MẠCH SAU PHẪU THUẬT TIM HỞ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (40), 19. https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.315

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC