ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG QUA LỖ LIÊN HỢP


Các tác giả

  • Tuấn Linh Nguyễn Bệnh viện Quốc Tế Becamex Bình Dương
  • Quốc Việt Trần Bệnh viện Quân y 175
  • Nguyễn Thu Hằng Đinh Sở Y tế Tỉnh Gia Lai
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.34

Tóm tắt

Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt sống thắt lưng qua lỗ liên hợp tại Bệnh viện Quốc tế Becamex Bình Dương.

Đối tượng: Gồm 60 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt cột sống thắt lưng qua lỗ liên hợp (MIS TLIF) tại BV Quốc tế Becamex Bình Dương từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2021.

Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu định hướng tiến cứu kết hợp theo dõi dọc. Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình (phút) là 176,3 ± 36,3 (Min – Max: 80 – 260). Lượng máu mất trong phẫu thuật (ml) có trung vị là 95 (Q1 – Q3: 57,5 – 187,5).

Về đánh giá các kết quả hậu phẫu, điểm VAS đánh giá mức độ đau lưng và đau chân của BN sau phẫu thuật là 2,1 ± 0,3 và 0,3 ± 0,7, giảm so với trước phẫu thuật là 4,4 ± 1,3 và 5,7 ± 1,5. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05).

Sau phẫu thuật 6 tháng, điểm VAS của tất cả bệnh nhân đều giảm. Điểm VAS (đau lưng) và VAS (đau chân) là 1,2 ± 0,6 và 0,2 ± 0,4. Sự khác biệt giữa điểm VAS sau phẫu thuật 6 tháng và trước phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Điểm JOA trước và sau phẫu thuật 6 tháng là 9,8 ± 3,6 và 24,8 ± 2,4. Đánh giá kết quả phẫu thuật dựa vào tỷ lệ hồi phục tính theo thang điểm JOA, 43 BN (71,7%) hồi phục rất tốt và 17 BN (28,3%) hồi phục tốt. Đánh giá mức độ hàn xương theo Bridwell, có 14 BN hàn xương mức độ I, chiếm tỷ lệ 23,3%, 45 BN (75%) hàn xương độ II và chỉ có 1 BN (1,7%) hàn xương độ III.

Tái khám sau mổ 12 tháng, có 38/60 BN đủ thời gian đã tái khám (chiếm tỷ lệ 63,3%). Điểm VAS (đau lưng) và VAS (đau chân) là 0,9 ± 0,6 và 0,08 ± 0,28. Điểm JOA trung bình là 25,2 ± 4,4, với 89,5% BN đạt kết quả rất tốt và 10,5% BN đạt kết quả tốt. Đánh giá mức độ hàn xương theo Bridwell, có 29/38 BN (76,3%) hàn xương độ I và 9 BN (23,7%) hàn xương độ II.

Về biến chứng sau phẫu thuật, có 1 bệnh nhân (BN) (1,7%) bị đặt vít ra ngoài chân cung L5 bên phải, 1 BN (1,7%) có tụ dịch vết mổ sau phẫu thuật và 1 BN (1,7%) có di lệch miếng ghép ra sau và không ghi nhận các biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn, tổn thương các mạch máu lớn phía trước cột sống, các tạng trong ổ bụng…

Kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu đánh giá (Điểm VAS đánh giá mức độ đau lưng và đau chân, điểm JOA, mức độ hàn xương theo Bridwell) trước phẫu thuật và sau phẫu thuật, sau 6 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật.

Tài liệu tham khảo

Cole, C.D., et al., Comparison of low back fusion techniques: transforaminal lumbar interbody fusion (TLIF) or posterior lumbar interbody fusion (PLIF) approaches. Curr Rev Musculoskelet Med, 2009. 2: p. 118–126.

Isaac O. Karikari, M. and M. Robert E. Isaacs, Minimally Invasive Transforaminal Lumbar Interbody Fusion: A Review of Techniques and Outcomes. SPINE, 2010. 35(26S): p. S294–S301.

Wang, X., et al., A systematic literature review of time to return to work and narcotic use after lumbar spinal fusion using minimal invasive and open surgery techniques. BMC Health Services Research, 2017. 17.

Nguyễn Vũ, Nghiên cứu điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp cố định cột sống qua cuống kết hợp hàn xương liên thân đốt. 2015, Đại học Y Hà Nội. p. 170.

Meng-Ling Lu, M., et al., Comparisons of Lumbar Muscle Performance Between Minimally-Invasive and Open Lumbar Fusion Surgery at 1-Year Follow-Up. Global Spine Journal, 2020: p. 1-7.

Chan Wearn Benedict Peng, M., et al., Clinical and Radiological Outcomes of Minimally Invasive Versus Open Transforaminal Lumbar Interbody Fusion. SPINE, 2009. 34: p. 1385–1389.

Dương Thanh Tùng, nghiên cứu điều trị trượt đốt sống đoạn thắt lưng – cùng một tầng bằng phẫu thuật vít cuống cung qua da và ghép xương liên thân đốt. 2020, học viện quân y: hà nội.

Seng, C., Five-Year Outcomes of Minimally Invasive Versus Open Transforaminal Lumbar Interbody Fusion. SPINE, 2013. 38: p. 2049 - 2055.

Nader S. Dahdaleh, M.D., M.S. Alexander T. Nixon, and B.S. Cort D. Lawton, Outcome following unilateral versus bilateral instrumentation in patients undergoing minimally invasive transforaminal lumbar interbody fusion: a single-center randomized prospective study. Neurosurg Focus, 2013. 35

Tsahtsarlis, A. and M. Wood Minimally invasive transforaminal lumber interbody fusion and degenerative lumbar spine disease. Eur Spine J 2012. 21: p. 2300–2305.

Nathaniel W. Jenkins et al, Validation of PROMIS Physical Function in MIS TLIF. SPINE, 2020. 45: p. E1516– E1522.

Walter W. Eckman MD, L.H. PT, and M.M. RN, Same-day Discharge After Minimally Invasive Transforaminal Lumbar Interbody Fusion. Clinical Orthopaedics and Related Research, 2014. 472: p. 1806–1812.

Tải xuống

Số lượt xem: 232
Tải xuống: 42

Đã xuất bản

23-04-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn , T. L., Trần , Q. V., & Đinh , N. T. H. (2023). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG QUA LỖ LIÊN HỢP. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (32), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.34

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC