MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VI KHUẨN ĐỜM Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Các tác giả

  • Quốc Việt Trần Bệnh viện Quân y 175
  • Thanh Sang Trần Bệnh viện Gia An TP. Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.48

Từ khóa:

Viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy, viêm phổi không liên quan thở máy, vi khuẩn đờm

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một sốđặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn đờm ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện (VPBV), điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phốHồ Chí Minh.

Đối tượng: 91 bệnh nhân VPBV điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phốHồ Chí Minh, bao gồm 44 bệnh nhân viêm phổi không liên quan thở máy (VPKLQTM) và 47 bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM).

Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt ngang.

Kết quả: - VPKLQTM: sốt (43,2%), sốc nhiễm khuẩn (25%), rối loạn tri giác (52,3%), khó thở (93,2%), ho (93,2%), khạc đờm mủ (81,6%), ho ra máu (9,1%), tăng/ giảm tần sốthở (95,5%), ran ẩm, ran nổ (77,3%), hội chứng đông đặc (43,2%). Hình ảnh X quang: thâm nhiễm (100%), tràn dịch màng phổi (2,3%), tổn thương đa thùy (95,3%). Xét nghiệm máu : sốlượng BC : 17,55 ± 8,89, tăng sốlượng BC (77,3%), tăng CRP (72,7%). Khí máu: suy hô hấp giảm O2 máu (23,1%), tăng CO2 máu (15,4%). Vi khuẩn đờm: Vi khuẩn Gram âm (89,4%). Các loài vi khuẩn phân lập được: K. pneumoniae (29,55%), A. baumannii (22,73%), E. coli (18,18%), P. aeruginosa (11,36%), S. aureus (9,09%).

- VPKLQTM: sốt (23,4%), sốc nhiễm khuẩn (53,4%), rối loạn tri giác (74,5%), khó thở (93,6%), ho (85,1%), khạc đờm mủ (66%), ho ra máu (6,4%), tăng/ giảm tần sốthở (91,5%), ran ẩm, ran nổ (83%), hội chứng đông đặc (19,1%). Hình ảnh X quang: thâm nhiễm (100%), tràn dịch màng phổi (6,8%), hang (2,3%), tổn thương đa thùy (97,7%). Xét nghiệm máu : sốlượng BC : 18,72 ± 9,87, tăng sốlượng BC (83%), tăng CRP (94,1%). Khí máu: suy hô hấp giảm O2 máu (31%), tăng CO2 máu (33,3%). Vi khuẩn đờm: Vi khuẩn Gram âm (90,9%). Các loài vi khuẩn phân lập được: K. pneumoniae (34,04%), A. baumannii (27,66%), E. coli (8,51%), P. aeruginosa (8,51%), B.cepacia (4,26%), S. maltophia (4,26%)…

Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân VPBV: sốt, rối loạn tri giác, ho, khó thở, khạc đờm mủ, thay đổi tần sốthở, ran ẩm, ran nổ và hội chứng đông đặc. Tỷ lệbệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn khá cao (53,4% ở bệnh nhân VPLQTM và 25% ở bệnh nhân VPKLQTM).

100% bệnh nhân có tổn thương thâm nhiễm trên X quang, phần lớn bệnh nhân VPBV có tổn thương đa thùy. Sốlượng bạch cầu, tỷ lệbạch cầu N và nồng độ CRP trung bình tăng ở bệnh nhân VPBV. Tỷ lệbệnh nhân suy hô hấp ở nhóm bệnh nhân VPLQTM cao hơn so với nhóm bệnh nhân VPKLQTM.

Phần lớn vi khuẩn phân lập được là vi khuẩn Gram âm, với các loài vi khuẩn chủ yếu là K. pneumoniae, A. baumannii, E. coli, P. aeruginosa, B.cepacia, S. aureus.

Tài liệu tham khảo

Torres, A., et al., International ERS/ESICM/ESCMID/ALAT guidelines for the management of hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia: Guidelines for the management of hospital-acquired pneumonia (HAP)/ ventilator-associated pneumonia (VAP) of the European Respiratory Society (ERS), European Society of Intensive Care Medicine (ESICM), European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID) and Asociación Latinoamericana del Tórax (ALAT). Eur Respir J, 2017. 50(3).

Tạ Thị Diệu Ngân., Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, in Truyền nhiễm và các bệnh Nhiệt đới. 2016, Đại học Y Hà Nội.

Mandell, L.A., et al., Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society consensus guidelines on the management of community-acquired pneumonia in adults. Clin Infect Dis, 2007. 44 Suppl 2(Suppl 2): p. S27-72.

Phạm Ngọc Kiếu, P.N.T., Trần Thị Tiểu Thơ, Nguyễn Trung Bình, Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang – 2015, 2015.

Lê Tiến Dũng, Viêm phổi bệnh viện: Đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng sinh in vitro tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Thời sự Y học, 2017.

Marini, S., et al., Men Experience Higher Risk of Pneumonia and Death After Intracerebral Hemorrhage. Neurocritical care, 2018. 28(1): p. 77-82.

Yoshimoto, A., et al., Severe Community-acquired Pneumonia in an Intensive Care Unit: Risk Factors for Mortality. Internal Medicine, 2005. 44(7): p. 710-716.

Park, S., Tachypnea. 2022: StatPearl.

Torres, A., et al., Incidence, risk, and prognosis factors of nosocomial pneumonia in mechanically ventilated patients. Am Rev Respir Dis, 1990. 142(3): p. 523-8.

Esperatti, M., et al., Nosocomial pneumonia in the intensive care unit acquired by mechanically ventilated versus nonventilated patients. Am J Respir Crit Care Med, 2010. 182(12): p. 1533-9.

Koulenti, D., E. Tsigou, and J. Rello, Nosocomial pneumonia in 27 ICUs in Europe: perspectives from the EU-VAP/ CAP study. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 2017. 36(11): p. 1999-2006

Jones, R.N., Microbial etiologies of hospital-acquired bacterial pneumonia and ventilator-associated bacterial pneumonia. Clin Infect Dis, 2010. 51 Suppl 1: p. S81-7.

Haeili, M., et al., Drug resistance patterns of bacteria isolated from patients with nosocomial pneumonia at Tehran hospitals during 2009-2011. J Infect Dev Ctries, 2013. 7(4): p. 312-7.

Medell, M., et al., Nosocomial ventilator-associated pneumonia in Cuban intensive care units: bacterial species and antibiotic resistance. MEDICC Rev, 2013. 15(2): p. 26-9.

Tải xuống

Số lượt xem: 252
Tải xuống: 113

Đã xuất bản

24-04-2023

Cách trích dẫn

Trần , Q. V., & Trần , T. S. (2023). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VI KHUẨN ĐỜM Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (31), 12. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.48

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC