ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU CÁC TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY


Các tác giả

  • Sang Nguyễn Ảnh Bệnh viện Quân y 175
  • Phúc Nguyễn Tấn Bệnh viện Quân y 175
  • Mừng Phan Đình Bệnh viện Quân y 175
  • Bình Nguyễn Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Khoa Trần Đăng Bệnh viện Quân y 175
  • Quyền Bùi Hữu Bệnh viện Quân y 175
  • Phúc Võ Thị Bệnh viện Quân y 175
  • Ngọc Đỗ Thị Thảo Bệnh viện Quân y 175
  • Vũ An Quang Bệnh viện Quân y 175
  • Huy Nguyễn Đăng Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.77

Từ khóa:

Hội chứng ống cổ tay, dấu hiệu Tinel, nghiệm pháp Phalen, nghiệm pháp Durkan, teo cơ mô cái

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán của các tiêu chuẩn lâm sàng trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 69 bệnh nhân người Việt Nam trưởng thành bị tê, đau bàn tay đến khám bệnh tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 04/2019 đến tháng 10/2019.

Kết quả: Độ nhạy cao nhất được tìm thấy ở tiêu chuẩn nghiệm pháp Durkan (95%) và độ nhạy thấp nhất là tiêu chuẩn teo mô cái (23%). Độ đặc hiệu cao nhất và giá trị dự đoán dương tính cao nhất được tìm thấy ở tiêu chuẩn teo mô cái (100%) và dấu hiệu Tinel có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp nhất (75% và 59%). Giá trị dự đoán âm tính cao nhất là nghiệm pháp Durkan (83%) và thấp nhất là teo mô cái (24%).

Kết luận: Teo cơ mô cái có độ đặc hiệu cao trong hội chứng ống cổ tay nhưng lại có hạn chế trong việc phát hiện bệnh sớm. Do tính đặc hiệu thấp nên có thể một nghiệm pháp lâm sàng chưa đủ để chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên, các nghiệm pháp có giá trị gợi ý cho việc dự đoán bệnh. Cần có sự kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Bình (2016), “Biến đổi dẫn truyền thần kinh giữa ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay”, Tạp chí nghiên cứu y học, tập 99 (1), tr. 24-31.

Lê Thị Liễu (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

M. Ceruso (2007), “Clinical Diagnosis”, Carpal Tunnel Syndrome, Springer, vol. 8, pp. 63-68.

S. Falkiner (2002), “When exactly can carpal tunnel syndrome be considered work-related”, ANZ J Surg. , vol. 72 (3), pp. 204–209.

M.P. Gaspar (2019), “Sleep disturbance and response to surgical decompression in patients with carpal tunnel syndrome: a prospective randomized pilot comparison of open versus endoscopic release”, Acta Biomed, vol. 90 (1), pp. 92-96.

R. Luchetti (2007), “Etiopathogenesis”, Carpal Tunnel Syndrome, Springer, vol. 4, pp. 21-27.

Okan Küçükakkas (2018), “The diagnostic value of clinical examinations when diagnosing carpal tunnel syndrome assisted by nerve conduction studies”, Journal of Clinical Neuroscience, Elsevier.

Tải xuống

Số lượt xem: 169
Tải xuống: 57

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Ảnh, S., Nguyễn Tấn , P., Phan Đình, M., Nguyễn Văn, B., Trần Đăng , K., Bùi Hữu, Q., Võ Thị, P., Đỗ Thị Thảo, N., An Quang, V., & Nguyễn Đăng, H. (2023). ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU CÁC TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (28), 7. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.77

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC