NHÂN TRƯỜNG HỢP DỊ DẠNG TĨNH MẠCH NIỆU ĐẠO: NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU MÁU ĐẠI THỂ TÁI DIỄN HIẾM GẶP


Các tác giả

  • Hoàng Vũ Thái Bệnh viện Quân y 175
  • Cường Nguyễn Việt Bệnh viện Quân y 175
  • Thủy Nguyễn Văn Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.89

Từ khóa:

tiểu máu, chảy máu niệu đạo, cương dương vật, đốt cầm máu lưỡng cực

Tóm tắt

Tiểu máu cùng với chảy máu niệu đạo là những triệu chứng đường tiểu dưới thường mang tính cấp cứu trong khám và chữa bệnh. Người thầy thuốc có thể bỏ sót một nguyên nhân khá ít gặp trong thực hành lâm sàng là dị dạng tĩnh mạch niệu đạo.

Qua 03 ca bệnh trên lâm sàng, có thể vì tính chất bệnh lý hiếm gặp, kèm theo do chưa có một phác đồ tiêu chuẩn trong việc tiếp cận và chẩn đoán tiểu máu nên các bệnh nhân đến với chúng tôi đã được khám và điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau nhưng kết quả đều chưa được như mong muốn.

Việc thăm khám và điều trị bệnh nhân tiểu máu cần quan tâm đến vấn đề dị dạng tĩnh mạch niệu đạo. Phương pháp điều trị đốt cầm máu bằng dụng cụ lưỡng cực tại Bệnh viện Quân Y 175 mang lại kết quả khá tốt, tái khám sau 6 tháng cả 3 bệnh nhân đều không còn triệu chứng.

Giãn tĩnh mạch vùng niệu đạo là một trong những nguyên nhân gây nên tiểu máu hoặc chảy máu niệu đạo sau hoạt động tình dục. Các thầy thuốc cần khai thác kỹ từ bệnh sử và việc thăm khám bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị. Phẫu thuật đốt cầm máu một cách cẩn thận các tĩnh mạch giãn là cách điều trị an toàn và hiệu quả nhất trong mọi trường hợp

Tài liệu tham khảo

Saleem M.O., Hamawy K., và Haddad L.M. (2021). Hematuria (Nursing). StatPearls. StatPearls Publishing, Treasure Island (FL).

Patel J.V., Chambers C.V., và Gomella L.G. (2008). Hematuria: etiology and evaluation for the primary care physician. Can J Urol, 15 Suppl 1, 54–61; discussion 62.

Cattolica E.V. (1982). Massive Hemospermia: A New Etiology and Simplified Treatment. Journal of Urology, 128(1), 151–152.

Redman J.F. và Young J.W. (1987). Massive post ejaculation hematuria. Urology, 30(1), 73.

Leary F.J. và Aguilo J.J. (1974). Clinical significance of hematospermia. Mayo Clin Proc, 49(11), 815–817.

Papp G.K., Kopa Z., Szabo F. và cộng sự. (2003). Aetiology of haemospermia. 4.

Arnold S.J., Goode R., và Ginsburg A. (1978). Photostudies of urethral varices “hemorrhoids”: A forgotten lesion. Urology, 11(1), 19–27.

Debing E., Vanhulle A., van Tussenbroek F. và cộng sự. (1998). Idiopathic aneurysm of the inferior vena cava as a cause of massive penile bleeding. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery, 15(4), 365– 368.

Tan M.O., Kordan Y., Deniz N. và cộng sự. (2003). Papillary adenoma of the prostatic urethra: Report of two cases. Int J Urol, 10(8), 459–462.

Congleton L., Thomason W.B., McMullan D.T. và cộng sự. (1989). Painless Hematuria and Urethral Discharge Secondary to Ectopic Prostate. Journal of Urology, 142(6), 1554–1555.

Regragui S., Slaoui A., Karmouni T. và cộng sự. (2016). Urethral hemangioma: case report and review of the literature. Pan Afr Med J, 23.

Husmann D.A., Rathburn S.R., và Driscoll D.J. (2007). Klippel- Trenaunay Syndrome: Incidence and Treatment of Genitourinary Sequelae. Journal of Urology, 177(4), 1244–1249.

Pierre S.A. và Albala D.M. (2007). The future of lasers in urology. World J Urol, 25(3), 275–283.

Ponce de León J., Arce J., Gausa L. và cộng sự. (2008). Hemangioma of the Prostatic Urethra: Holmium Laser Treatment. Urol Int, 80(1), 108–110.

Tải xuống

Số lượt xem: 91
Tải xuống: 204

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Vũ Thái, H., Nguyễn Việt, C., & Nguyễn Văn, T. (2023). NHÂN TRƯỜNG HỢP DỊ DẠNG TĨNH MẠCH NIỆU ĐẠO: NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU MÁU ĐẠI THỂ TÁI DIỄN HIẾM GẶP. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (28), 8. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.89

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC