NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ HORMON TSH, FT3, FT4 TRÊN BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ


Các tác giả

  • Việt Nguyễn Thị Bệnh viện 30/4
  • An Nguyễn Thị Thái Bệnh viện 30/4
  • Huy Vũ Quang Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.96

Từ khóa:

sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức nhẹ, bệnh Alzheimer, hormon tuyến giáp

Tóm tắt

Mở đầu: Rối loạn chức năng tuyến giáp là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự biến đổi nồng độ hormon TSH, FT3, FT4 có mối liên quan tới cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer và các thể bệnh sa sút trí tuệ khác.

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi nồng độ hormon TSH, FT3, FT4 trên bệnh nhân sa sút trí tuệ và trên từng thể bệnh bao gồm nhóm suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và bệnh Alzheimer (AD) so với nhóm không sa sút trí tuệ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả trên 224 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, chia thành 2 nhóm. Nhóm khảo sát gồm 112 bệnh nhân sa sút trí tuệ (theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-V) và nhóm chứng gồm 112 bệnh nhân không sa sút trí tuệ. Nồng độ TSH, FT3, FT4 đã được khảo sát trên từng nhóm để tìm hiểu mối liên quan với sa sút trí tuệ. Nghiên cứu được tiến hành tại Đơn vị Trí nhớ và Sa sút trí tuệ, Bệnh viện 30/4 từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2021.

Kết quả: Nồng độ trung bình của TSH ở nhóm sa sút trí tuệ là 1,40 ± 0,95 μIU/ml thấp hơn nhóm không sa sút trí tuệ là 1,71 ± 0,94 μIU/ml (p = 0,014). Nhóm sa sút trí tuệ có tỷ lệ giảm TSH là 8,9% và tăng FT4 là 9,8% cao hơn nhóm không sa sút trí tuệ với tỷ lệ giảm TSH là 1,8% và tăng FT4 là 0,9% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p lần lượt là 0,038 và 0,005). Nhóm MCI có nồng độ trung bình của TSH là 1,32 ± 0,47 μIU/ml thấp hơn nhóm không sa sút trí tuệ là 1,71 ± 0,94 μIU/ml (p=0,025). Nhóm AD có nồng độ trung bình FT4 là 0,92 ± 0,18 ng/dL cao hơn nhóm không sa sút trí tuệ là 0,89 ± 0,11 ng/dl (p<0,001). Kết luận: Nhóm sa sút trí tuệ có nồng độ TSH thấp hơn và nồng độ FT4 cao hơn nhóm không sa sút trí tuệ. Nồng độ TSH thấp ở nhóm suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và nồng độ FT4 cao hơn ở nhóm bệnh Alzheimer so với nhóm không sa sút trí tuệ.

Tài liệu tham khảo

Z. S. Tan, R. S. Vasan (2009) “Thyroid function and Alzheimer’s disease”. J Alzheimers Dis, 16 (3), 503-7.

B. B. Yeap, H. Alfonso, S. A. Chubb, G. Puri, G. J. Hankey, L. Flicker, et al. (2012) “Higher free thyroxine levels predict increased incidence of dementia in older men: the Health in Men Study”. J Clin Endocrinol Metab, 97 (12), E2230-7.

L. A. van Osch, E. Hogervorst, M. Combrinck, A. D. Smith (2004) “Low thyroid-stimulating hormone as an independent risk factor for Alzheimer disease”. Neurology, 62 (11), 1967-71.

Dale Bredesen (2017) The end of Alzheimer’s: The first program to prevent and reverse cognitive decline, Penguin,

David S. Cooper, Mary H. Samuels (2020) “Hyperthyroidism and Dementia”. Thyroid, 30 (5), 648-650.

AK Thakur, P Kamboj, K Goswami (2018) “Pathophysiology and management of alzheimer’s disease: an overview”. J Anal Pharm Res, 9 (2), 226- 235.

Isabela M Benseñor, Paulo A Lotufo, Paulo R Menezes, Márcia Scazufca (2010) “Subclinical hyperthyroidism and dementia: the Sao Paulo ageing & Health study (SPAH)”. BMC public health, 10 (1), 1-8.

Longfei Jia, Yifeng Du, Lan Chu, Zhanjun Zhang, Fangyu Li, Diyang Lyu, et al. (2020) “Prevalence, risk factors, and management of dementia and mild cognitive impairment in adults aged 60 years or older in China: a cross-sectional study”. The Lancet Public Health, 5 (12), e661-e671.

Stefano Mariotti, Giuseppe Barbesino, Patrizio Caturegli, Luigi Bartalena, Paolo Sansoni, Francesco Fagnoni, et al. (1993) “Complex alteration of thyroid function in healthy centenarians”. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 77 (5), 1130-1134.

Yue Wu, Yuqing Pei, Fei Wang, Danfei Xu, Wei Cui (2016) “Higher FT4 or TSH below the normal range are associated with increased risk of dementia: a meta-analysis of 11 studies”. Scientific reports, 6 (1), 1-8.

Jae-Min Kim, Robert Stewart, Seon-Young Kim, Kyung-Yeol Bae, Su-Jin Yang, Sung-Wan Kim, et al. (2010) “Thyroid stimulating hormone, cognitive impairment and depression in an older Korean population”. Psychiatry investigation, 7 (4), 264.

Sylvia Annerbo, Lars-Olof Wahlund, Johan Lökk (2006) “The significance of thyroid-stimulating hormone and homocysteine in the development of Alzheimer’s disease in mild cognitive impairment: a 6-year follow-up study”. American Journal of Alzheimer’s Disease & Other Dementias®, 21 (3), 182-188.

F. J. de Jong, K. Masaki, H. Chen, A. T. Remaley, M. M. Breteler, H. Petrovitch, et al. (2009) “Thyroid function, the risk of dementia and neuropathologic changes: the Honolulu-Asia aging study”. Neurobiol Aging, 30 (4), 600-6.

Q Miao, S Zhang, YH Guan, HY Ye, ZY Zhang, QY Zhang, et al. (2011) “Reversible changes in brain glucose metabolism following thyroid function normalization in hyperthyroidism”. American Journal of Neuroradiology, 32 (6), 1034-1042.

Tải xuống

Số lượt xem: 80
Tải xuống: 48

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị, V., Nguyễn Thị Thái, A., & Vũ Quang, H. (2023). NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ HORMON TSH, FT3, FT4 TRÊN BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (27), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.96

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC