YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT LDL-C THEO KHUYẾN CÁO HỘI TIM MẠCH CHÂU ÂU/HỘI XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CHÂU ÂU 2019 Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM BAN BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH CÀ MAU


Các tác giả

  • Tèo Lê Văn Ban Bảo vệ chăm sóc cán bộ tỉnh Cà Mau
  • Tiến Vương Hữu Ban Bảo vệ chăm sóc cán bộ tỉnh Cà Mau
  • Khang Hà Phạm Trọng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Dũng Hồ Sĩ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Công Nguyễn Đức Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.97

Từ khóa:

low-density lipoprotein cholesterol (LDL-C), người cao tuổi, thang điểm SCORE

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kiểm soát low-density lipoprotein cholesterol (LDL-C) tích cực giúp phòng ngừa biến cố tim mạch trên người cao tuổi.

Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiểm soát LDL-C ở người cao tuổi tại phòng khám ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Cán bộ tỉnh Cà Mau từ 11/2020 đến 06/2021 theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu/Hội Xơ vữa động mạch châu Âu 2019 (ESC/EAS 2019).

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 674 người ≥60 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 4,6/1, tuổi trung bình là 69,28. Các đối tượng được thu thập thông tin lâm sàng, tiền sử và xét nghiệm LDL-C để phân tầng nguy cơ và tìm hiểu các yếu tố liên quan kiểm soát LDL-C.

Kết quả: Tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C chung theo khuyến cáo của ESC/EAS 2019 là 22,7%. Đối tượng không hút thuốc lá có tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C cao hơn (OR 2,03, KTC 95% 1,04 – 3,97, p=0,038). Đối tượng tuân thủ điều trị có tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C cao hơn (OR 7,78, KTC95% 3,69 – 16,42, p <0,001). Nhóm đối tượng điều trị với thuốc rosuvastatin có tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C cao hơn so với atorvastatin (OR 2,08, KTC95% 1,02 – 4,25, p=0,044). Đối tượng mức nguy cơ trung bình có tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C cao hơn mức nguy cơ rất cao (OR 5,69, KTC95% 2,84 – 11,38, p <0,001).

Kết luận: Tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C chung theo khuyến cáo của ESC/EAS 2019 ở người cao tuổi tại phòng khám Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Cán bộ tỉnh Cà Mau là chưa cao. Không hút thuốc lá, tuân thủ điều trị, điều trị với rosuvastatin (so với atorvastatin) là những yếu tố làm tăng tỷ lệ kiểm soát LDL-C mục tiêu. Người có nguy cơ tim mạch trung bình có tỷ lệ kiểm soát LDL-C cao hơn người có nguy cơ rất cao.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Thị Nguyên, Hàn Đức Đạt, Hà Phạm Trọng Khang và cs (2020). Nghiên cứu thực trạng kiểm soát LDL-C ở cán bộ thuộc diện quản lý sức khỏe tỉnh ủy Bình Phước. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 24 (5): 231-236.

Quách Tấn Đạt, Phạm Hòa Bình, Nguyễn Văn Tân (2021). Thực trạng điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 25 (2):140 - 146.

Trần Thanh Bình, Lê Thị Kim Oanh, Trần Thị Thu Hằng và cs (2019). Rối loạn lipid ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, Bệnh Viện Thống Nhất. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 23 (3):237 - 243.

Nguyễn Ngọc Thanh Vân, Châu Ngọc Hoa (2018). Tình hình kiểm soát huyết áp, đường huyết và lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 mới mắc. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 22 (1):357 - 362.

Yazdanyar A, Newman AB (2009). The burden of cardiovascular disease in the elderly: morbidity, mortality, and costs. Clin Geriatr Med, 25(4):563-vii.

Mach F, Baigent C, Catapano A L et al. (2020). 2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk. Eur Heart J, 41 (1):111-188.

Kim H S, Wu Y, Lin S J, Deerochanawong C et al. (2008). Current status of cholesterol goal attainment after statin therapy among patients with hypercholesterolemia in Asian countries and region: the Return on Expenditure Achieved for Lipid Therapy in Asia (REALITY-Asia) study. Curr Med Res Opin, 24 (7):1951-63.

Yang Y S, Lee S Y, Kim J S et al. (2020). Achievement of LDL-C Targets Defined by ESC/EAS (2011) Guidelines in Risk-Stratified Korean Patients with Dyslipidemia Receiving Lipid-Modifying Treatments. Endocrinol Metab (Seoul), 35 (2):367-376.

Hallit S, Zoghbi M, Hallit R et al. (2017). Effect of exclusive cigarette smoking and in combination with waterpipe smoking on lipoproteins. J Epidemiol Glob Health, 7 (4):269-275.

Clearfield M B, Amerena J, Bassand J P et al. (2006). Comparison of the efficacy and safety of rosuvastatin 10 mg and atorvastatin 20 mg in high-risk patients with hypercholesterolemia-- Prospective study to evaluate the Use of Low doses of the Statins Atorvastatin and Rosuvastatin (PULSAR). Trials, 7:35.

Tải xuống

Số lượt xem: 101
Tải xuống: 49

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Lê Văn, T., Vương Hữu, T., Hà Phạm Trọng, K., Hồ Sĩ, D., & Nguyễn Đức, C. (2023). YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT LDL-C THEO KHUYẾN CÁO HỘI TIM MẠCH CHÂU ÂU/HỘI XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CHÂU ÂU 2019 Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM BAN BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH CÀ MAU. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (27), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.97

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC