MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOÃNG XƯƠNG VÀ THOÁI HÓA KHỚP GỐI Ở PHỤ NỮ CAO TUỔI


Các tác giả

  • Vân Đinh Phạm Thị Thúy Đại học Y Dược TP.HCM
  • Trang Phạm Ngọc Thùy Đại học Y Dược TP.HCM
  • Công Nguyễn Đức Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trí Nguyễn Văn Đại học Y Dược TP.HCM
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.104

Từ khóa:

loãng xương, thoái hóa khớp gối

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa loãng xương và thoái hóa khớp gối ở phụ nữ cao tuổi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 200 bệnh nhân (BN) nữ cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Chẩn đoán thoái hóa khớp gối (THKG) theo tiêu chuẩn Hội thấp khớp học Hoa Kỳ 1986, X-quang khớp gối được phân độ theo Kellgren Lawrence [1], [11]. Chẩn đoán loãng xương (LX) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới 1994 dựa trên đo mật độ xương (MĐX) bằng phương pháp đo độ hấp thụ tia X năng lượng kép [5].

Kết quả: Tỉ lệ loãng xương trong nhóm có THKG thấp hơn so với nhóm không THKG (40,3% so với 55,26%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,04). Về tổng thể, bệnh nhân LX sẽ giảm 58% nguy cơ THKG (OR = 0,42, KTC 95% [0,2 – 0,83], p = 0,013). Tuy nhiên, khi phân tích theo phân nhóm Kellgren Lawrence của X-quang khớp gối ghi nhận tỉ lệ LX trong phân nhóm Kellgren Lawrence 3 – 4 (THKG vừa và nặng) là 56,5% cao hơn so với tỉ lệ LX trong phân nhóm Kellgren Lawrence 1 – 2 (THKG nhẹ) với tỉ lệ LX là 39% (p = 0,037).

Kết luận: Bệnh nhân nữ cao tuổi thoái hóa khớp gối nhẹ có tỉ lệ loãng xương thấp hơn. Tuy nhiên tỉ lệ LX lại tăng lên khi thoái hóa khớp gối nặng.

Tài liệu tham khảo

Altman R, Asch E, Bloch D, Bole G, Borenstein D, et al (1986) “Development of criteria for the classification and reporting of osteoarthritis. Classification of osteoarthritis of the knee. Diagnostic and Therapeutic Criteria Committee of the American Rheumatism Association”. Arthritis Rheum, 29 (8), pp. 1039-49.

Asomaning K, Bertone- Johnson E R, Nasca P C (2006) “The association between body mass index and osteoporosis in patients referred for a bone mineral density examination”. J Womens Health (Larchmt), 15 (9), 1028-34.

Chan M Y, Frost S A, Center J R, Eisman J A, Nguyen T V (2014) “Relationship between body mass index and fracture risk is mediated by bone mineral density”. J Bone Miner Res, 29 (11), pp. 2327-35.

Dhaon P, Das S K, Srivastava R (2017) “Osteoporosis in Postmenopausal Females with Primary Knee Osteoarthritis in a Vitamin D Deficient Population”. J Assoc Physicians India, 65 (11), 26-29.

El Maghraoui A, Roux C (2008) “DXA scanning in clinical practice”. QJM: An International Journal of Medicine, 101 (8), pp. 605-617.

Elwakil Walaa A A, Mohasseb Diaa, Elkaffash Dalal, Elshereef Shereen, Elshafey Mohamed (2016) “Serum leptin and osteoporosis in postmenopausal women with primary knee osteoarthritis”.

The Egyptian Rheumatologist, 38 (3), pp. 209-215.

Goldring M B (2000) “Osteoarthritis and cartilage: the role of cytokines”. Curr Rheumatol Rep, 2 (6), 459-65.

Han C D, Yang I H, Lee W S (2013) “Correlation between metabolic syndrome and knee osteoarthritis: data from the Korean National Health and Nutrition Examination Survey (KNHANES)”. BMC Public Health, 13, 603.

Janssen I, Mark A. E (2006) “Separate and combined influence of body mass index and waist circumference on arthritis and knee osteoarthritis”. Int J Obes (Lond), 30 (8), 1223-8.

Y H Kim, Lee J S, Park J H (2018) “Association between bone mineral density and knee osteoarthritis in Koreans: The Fourth and Fifth Korea National Health and Nutrition Examination Surveys”. Osteoarthritis and Cartilage, 26 (11), 1511-1517.

Kohn M D, Sassoon A A, Fernando N D (2016) “Classifications in Brief: Kellgren-Lawrence Classification of Osteoarthritis”. Clin Orthop Relat Res, 474 (8), pp. 1886-93.

Mazocco L, Chagas P (2017) “Association between body mass index and osteoporosis in women from northwestern Rio Grande do Sul”. Rev Bras Reumatol Engl Ed, 57 (4), 299-305.

Tải xuống

Số lượt xem: 102
Tải xuống: 41

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Đinh Phạm Thị Thúy, V., Phạm Ngọc Thùy , T., Nguyễn Đức , C., & Nguyễn Văn , T. (2023). MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOÃNG XƯƠNG VÀ THOÁI HÓA KHỚP GỐI Ở PHỤ NỮ CAO TUỔI. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (27), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.104

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC