NHẬN THỨC VỀ BỆNH Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI PHÒNG KHÁM TÂM THẦN KINH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Các tác giả

  • Đào Uyên Trang Nguyễn Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
  • Thị Thu Hương Đào Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Khánh Minh Trần Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
  • Thanh Trúc Thái Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.11

Từ khóa:

trầm cảm, giai đoạn trầm cảm chủ yếu, nhận thức bệnh

Tóm tắt

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp và ảnh hưởng đến chức năng trong cuộc sống. Nhận thức của người bệnh về các dấu hiệu của bệnh có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận điều trị sớm cũng như hiệu quả điều trị.

Mục tiêu: Khảo sát về nhận thức bệnh của bệnh nhân trầm cảm khám tại phòng khám Tâm Thần Kinh, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 139 bệnh nhân trầm cảm tại phòng khám Tâm Thần Kinh, bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1/2021 đến 4/2021. Bệnh nhân được xác định chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm chủ yếu của DSM-5. Nhận thức về bệnh và các yếu tố liên quan được khai thác qua bộ câu hỏi có cấu trúc soạn sẵn.

Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 41,8 tuổi. Có 54,0% bệnh nhân biết đang bị trầm cảm, 34,5% biết bệnh nhưng không nghĩ bị trầm cảm, 11,5% hoàn toàn phủ nhận bệnh. Về ảnh hưởng của bệnh, 20,1% thấy không khó khăn, 45,3% thấy hơi khó khăn, 24,5% rất khó khăn, 10,1% cực kì khó khăn. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhận thức bệnh và tình trạng hôn nhân, ảnh hưởng của trầm cảm, một số triệu chứng của trầm cảm như giảm hứng thú, mặc cảm tội lỗi và ý nghĩ tự tử.

Kết luận: Trong khi các triệu chứng của trầm cảm xuất hiện ở gần như tất cả bệnh nhân nhưng gần một nửa bệnh nhân trầm cảm phủ nhận đang mắc bệnh trầm cảm. Bệnh nhân biết mình mắc trầm cảm có tỉ lệ gặp phải khó khăn do ảnh hưởng của trầm cảm nhiều hơn, gợi ý rằng bệnh nhân chỉ tiếp cận y tế và điều trị khi bệnh đã nặng nề.

Tài liệu tham khảo

S. Nassir Ghaemi, Erica Boiman, Frederick K. Goodwin (2000) “Insight and outcome in bipolar, unipolar, and anxiety disorders”. Comprehensive Psychiatry, 41 (3), 167-171.

Theo Vos, Amanuel Alemu Abajobir, Kalkidan Hassen Abate, Cristiana Abbafati, Kaja M. Abbas, Foad Abd-Allah, et al. (2017) “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 328 diseases and injuries for 195 countries, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016”. The Lancet, 390 (10100), 1211- 1259.

World Health Organization (2017) Depression and other common mental disorders: global health estimates, World Health Organization,

H. M. Albers, S. Kinra, K. V. Radha Krishna, Y. Ben-Shlomo, H. Kuper (2016) “Prevalence and severity of depressive symptoms in relation to rural-to-urban migration in India: a cross-sectional study”. BMC Psychol, 4 (1), 47.

M. Srisurapanont, J. P. Hong, S. Tian-Mei, A. Hatim, C. Y. Liu, P. Udomratn, et al. (2013) “Clinical features of depression in Asia: results of a large prospective, cross-sectional study”. Asia Pac Psychiatry, 5 (4), 259-67.

C. F. Yen, C. C. Chen, Y. Lee, T. C. Tang, C. H. Ko, J. Y. Yen (2005) “Insight and correlates among outpatients with depressive disorders”. Compr Psychiatry, 46 (5), 384-9.

M. Hamilton (1960) “A rating scale for depression”. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 23 (1), 56-62.

S. C. Hsu, S. J. Wang, C. Y. Liu, Y. Y. Juang, C. H. Yang, C. I. Hung (2009) “The impact of anxiety and migraine on quality of sleep in patients with major depressive disorder”. Compr Psychiatry, 50 (2), 151-7.

P. A. Geoffroy, N. Hoertel, B. Etain, F. Bellivier, R. Delorme, F. Limosin, et al. (2018) “Insomnia and hypersomnia in major depressive episode: Prevalence, sociodemographic characteristics and psychiatric comorbidity in a population-based study”. J Affect Disord, 226, 132- 141.

E. E. Haroz, M. Ritchey, J. K. Bass, B. A. Kohrt, J. Augustinavicius, L. Michalopoulos, et al. (2017) “How is depression experienced around the world? A systematic review of qualitative literature”. Soc Sci Med, 183, 151-162.

Hongbo He, Qing Chang, Yarong Ma (2018) “The Association of Insight and Change in Insight with Clinical Symptoms in Depressed Inpatients”. Shanghai archives of psychiatry, 30 (2), 110-118.

Tải xuống

Số lượt xem: 369
Tải xuống: 65

Đã xuất bản

23-04-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn, Đào U. T., Đào , T. T. H., Trần , N. K. M., & Thái , T. T. (2023). NHẬN THỨC VỀ BỆNH Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI PHÒNG KHÁM TÂM THẦN KINH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (29), 12. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.11

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC