ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Hồng Đinh Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Ân Vũ Đình Bệnh viện Quân y 175
  • Giang Vũ Sơn Bệnh viện Quân y 175
  • Kháng Diệp Hồng Bệnh viện Quân y 175
  • Nghĩa Nguyễn Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Tá Nguyễn Đình Bệnh viện Quân y 175

Từ khóa:

Viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu, liệu pháp thay huyết tương

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu bằng liệu pháp thay huyết tương tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Quân y 175.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 28 bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu từ tháng 01/2019 đến tháng 03/2020 tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Quân y 175.

Kết quả: Dân số nghiên cứu với đặc điểm hầu hết là nam giới (93%), đa số trong độ tuổi lao động (78%). Các bệnh nhân đưa vào đối tượng nghiên cứu chủ yếu là viêm tụy cấp nhẹ, với điểm APACHE II là 5,96 ± 2,41 và điểm Ranson là 1,18 ± 0,91. Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện là 15,5 (12;21,5) giờ, không có bệnh nhân nhập viện sau 48 giờ. Thời gian từ khi nhập viện đến khi được TPE lần đầu là 8,0 (7;10,5) giờ. Tại thời điểm nhập viện, nồng độ triglyceride máu là 23,99 ± 12,87 mmol/L, không tương quan với điểm APACHE II (r2 = 0,02, p = 0,471), điểm Ranson (r2 = 0,064, p = 0,194) hay thời gian nằm viện (r2 = 0,07, p = 0,671). Qua các lần thay huyết tương, nồng độ triglyceride giảm chung là 84%, trong đó sau lần 1 là 65% và sau lần 2 là 77%. Thời gian nằm viện trung bình là 10 (7;12) ngày và tỉ lệ tử vong là 0%.

Kết luận: Thay huyết tương là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu.

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2016),”Quy trình chuyên môn chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp”, Hướng dẫn quy trình chuyên môn của 26 bệnh thường gặp, ban hành kèm theo Quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nguyễn Gia Bình, Hoàng Đức Chuyên (2012),”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp do tăng triglyceride”, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai.

Lê Thị Mỹ Duyên (2017),”Nhận xét hiệu quả của phương pháp thay huyết tương ở bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu”, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Bệnh viện Nhân dân 115.

Lê Hữu Nhượng, Hà Duy Dương et al. (2019),”Nhận xét kết quả thay huyết tương trong điều trị viêm tụy cấp tăng triglycerid tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Quân y 354”, Hội nghị Hội Gan mật Việt Nam.

Betteridge D. J., Bakowski M. et al. (1978), “Treatment of severe diabetic hypertriglyceridaemia by plasma exchange”, Lancet. 1 (8078), pp. 1368.

Conwell Darwin L., Banks Peter A. et al. (2018), “Acute and Chronic Pancreatitis”, in: J. Larry Jameson et al., Harrison’s principles of internal medicine, 20th, McGraw-Hill Companies, pp. 1900- 1978.

Gubensek J., Buturovic- Ponikvar J. et al. (2014), “Factors affecting outcome in acute hypertriglyceridemic pancreatitis treated with plasma exchange: an observational cohort study”, PLoS One. 9 (7), pp. e102748.

He W. H., Zhu Y. et al. (2017), “Comparison of multifactor scoring systems and single serum markers for the early prediction of the severity of acute pancreatitis”, J Gastroenterol Hepatol. 32 (11), pp. 1895-1901.

Kandemir A., Coskun A. et al. (2018), “Therapeutic plasma exchange for hypertriglyceridemia induced acut pancreatitis: the 33 cases experience from a tertiary reference center in Turkey”, Turk J Gastroenterol. 29 (6), pp. 676-683.

Lee K. J., Kim H. M. et al. (2016), “Comparison of Predictive Systems in Severe Acute Pancreatitis According to the Revised Atlanta Classification”, Pancreas. 45 (1), pp. 46-50.

Padmanabhan Anand, Connelly-Smith Laura et al. (2019), “Guidelines on the Use of Therapeutic Apheresis in Clinical Practice – Evidence- Based Approach from the Writing Committee of the American Society for Apheresis: The Eighth Special Issue”, Journal of Clinical Apheresis. 34 (3), pp. 171-354.

Stefanutti C., Di Giacomo S. et al. (2009), “Therapeutic plasma exchange in patients with severe hypertriglyceridemia: a multicenter study”, Artif Organs. 33 (12), pp. 1096-1102.

Tải xuống

Số lượt xem: 65
Tải xuống: 8

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Đinh Văn , H., Vũ Đình , Ân, Vũ Sơn , G., Diệp Hồng , K., Nguyễn Văn , N., & Nguyễn Đình , T. (2024). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (26), 10. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/112

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC