XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HỆ SỐ KHUẾCH TÁN BIỂU KIẾN VÀ DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH KI-67 TRONG PHÂN ĐỘ MÔ HỌC U THẦN KINH ĐỆM


Các tác giả

  • Minh Phạm Thị Tường Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Phước Lê Văn Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Thương Trương Minh Bệnh viện Quân y 175

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định mối tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC), dấu ấn hóa mô miễn dịch Ki-67 với mô học u thần kinh đệm. Xác định tương quan giữa ADC và Ki-67 trong phân độ mô học u thần kinh đệm.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, loạt ca thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2016 đến 06/2017. Sử dụng hệ số tương quan Spearman đánh giá tương quan giữa ADC, Ki-67 với mô học. Sử dụng hệ số tương quan Pearson xác định tương quan giữa ADC và Ki-67.

Kết quả: Nghiên cứu trên 83 bệnh nhân, Tỉ lệ nam/nữ:1,77/1, tuổi trung bình: 38,5 ± 17,1. U trên lều chiếm đa số (92,8%). U độ ác cao (54,2%) nhiều hơn u độ ác thấp (45,8%). Hệ số tương quan Spearman giữa ADC mô u và nhóm mô học: r = -0,855, p = 0,00; giữa ADC mô u với u độ I và độ II: r= -0,233, p=0,159 > 0,05; giữa ADC mô u với u độ III và độ IV: r= -0,127, p=0,404 > 0,05. Hệ số tương quan Spearman giữa ADCn và nhóm mô học: r = -0,851, p = 0,00; giữa ADCn với u độ I và độ II: : r = -0,182, p= 0,273 > 0,05; giữa ADCn với u độ III và độ IV: r = -0,121, p= 0,43 > 0,05. Hệ số tương quan Spearman giữa Ki-67 và nhóm mô học: r = 0,725, p = 0,00; giữa Ki-67 với u độ I và độ II: r= 0,275, p=0,095 > 0,05; giữa Ki-67 với u độ III và độ IV: r=0,33, p=0,27 > 0,05. Hệ số tương quan Pearson của ADC mô u và Ki-67: r = -0,521, p<0,00001. Hệ số tương quan Pearson của ADCn và Ki-67: r = -0,523, p < 0,00001.

Kết luận: ADC mô u và ADCn tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với nhóm mô học u thần kinh đệm. Tương quan giữa ADC mô u với u độ I và độ II, ADC mô u với u độ III và độ IV, ADCn với u độ I và độ II, ADCn với u độ III và độ IV không có ý nghĩa thống kê. Ki-67 tương quan thuận với nhóm mô học u thần kinh đệm. Tuy nhiên, chưa thấy mối tương quan giữa Ki-67 với u độ I và độ II, Ki-67 với u độ III và độ IV. ADC mô u và ADCn đều tương quan nghịch với Ki-67 trong phân độ mô học u thần kinh đệm.

Tài liệu tham khảo

Lê Văn Phước (2011). “Giá trị kỹ thuật cộng hưởng từ phổ và cộng hưởng từ khuếch tán trong phân độ mô học u sao bào trước phẫu thuật”. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 520-526.

Lê Văn Phước, Nguyễn Văn Khôi, Hoàng Văn Thịnh (2016). “Tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến và dấu ấn hóa mô miễn dịch ki67 trong phân độ mô học u thần kinh đệm trước phẫu thuật”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20(2), 25-29.

Al-Okaili R.N., Krejza J., Wang S., et al (2006). “Advanced MR imaging techniques in the diagnosis of intraaxial brain tumors in adults”. RadioGraphics, 26(1), S173.

Bihan D.L. (2013). “Apparent Diffusion Coefficient and Beyond: What Diffusion MR Imaging Can Tell Us about Tissue Structure”. Radiology, 268(2), 318-322.

Bulakbasi N., Guvenc I., Onguru O., et al (2004). “The added value of the apparent diffusion coefficient calculation to magnetic resonance imaging in the differentiation and grading of malignant brain tumors”. Journal of Computer Assisted Tomography, 28(6), 735-46.

Fudaba H., Shimomura T., Abe T., et al (2014). “Comparison of Multiple Parameters Obtained on 3T Pulsed Arterial Spin-Labeling, Diffusion Tensor Imaging, and MRS and the Ki-67 Labeling Index in Evaluating Glioma Grading”. American Journal of Neuroradiology, 35(11), 2091-2098.

Granli U.S., Torp S.H. (2001). “Proliferative activity in human glioblastomas assessed by various techniques”. Apmis, 109(12), 865-9.

Higano S., Yun X., Kumabe T., et al (2006). “Malignant Astrocytic Tumors: Clinical Importance of Apparent Diffusion Coefficient in Prediction of Grade and Prognosis”. Radiology, 241(3), 839-846.

Kiss R., Dewitte O., Decaestecker C., et al (1997). “The combined determination of proliferative activity and cell density in the prognosis of adult patients with supratentorial high-grade astrocytic tumors”. Am J Clin Pathol, 107(3), 321-31.

Ryu Y.J., Choi S.H., Park S.J., et al (2014). “Glioma: Application of Whole-Tumor Texture Analysis of Diffusion-Weighted Imaging for the Evaluation of Tumor Heterogeneity”. PLOS ONE, 9(9), e108335.

Schmainda K.M. (2012). “Diffusion-weighted MRI as a biomarker for treatment response in glioma”. CNS oncology, 1(2), 169-180.

Sener R.N. (2001). “Diffusion MRI: apparent diffusion coefficient (ADC) values in the normal brain and a classification of brain disorders based on ADC values”. Comput Med Imaging Graph, 25(4), 299-326.

Shahmohammadi M., Fazeli M.A., Janamiri Z., et al (2017). “Correlation of ADC Map with the Ki-67 Index in Glial Tumor Prognosis in Patients of Stereotaxic Ward”. International Clinical Neuroscience Journal, 4(1), 18-24.

Shivaprasad N., Satish S., Ravishankar S., et al (2016). “Ki-67 immunostaining in astrocytomas: Association with histopathological-A South Indian study”. Journal of Neurosciences in Rural Practice, 7(4), 510-514.

Skjulsvik A.J., Mørk J.N., Torp M.O., et al (2014). “Ki-67/MIB- 1 immunostaining in a cohort of human gliomas”. International Journal of Clinical and Experimental Pathology, 7(12), 8905-8910.

Yin Y., Tong D., Zhao R. (2012). “Correlation of apparent diffusion coefficient with Ki-67 in the diagnosis of gliomas”. Wanfang med online, 34(5), 503-508.

Tải xuống

Số lượt xem: 82
Tải xuống: 61

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Phạm Thị Tường , M., Lê Văn , P., & Trương Minh , T. (2024). XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HỆ SỐ KHUẾCH TÁN BIỂU KIẾN VÀ DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH KI-67 TRONG PHÂN ĐỘ MÔ HỌC U THẦN KINH ĐỆM. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (25), 9. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/122

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC