NỒNG ĐỘ H-FABP VÀ hs-TROPONIN T HUYẾT TƯƠNG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN


Các tác giả

  • Huy Trần Nguyễn An Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
  • Sơn Hồ Văn Bệnh viện Quân y 175

Tóm tắt

Giới thiệu: Các dấu ấn sinh học tim mạch đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm bệnh nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch, nhằm góp phần giảm bớt tử vong và các biến chứng do NMCT. Các dấu ấn sinh học tim mạch cổ điển như CK (creatine kinase) – MB isoform (CK-MB) và troponin T xuất hiện trong huyết tương khá muộn. Vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng những dấu ấn sinh học mới có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để chẩn đoán sớm bệnh NMCT là cần thiết.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang – mô tả được tiến hành từ 12/2018 đến 08/2019 trên 39 bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên nhập bệnh viện Quân Y 175 trong vòng 6 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đau ngực. Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu được xét nghiệm H-FABP và hs-Troponin hai lần tại hai thời điểm: lúc có chẩn đoán NMCT cấp có ST chênh lên và sau 24 giờ.

Kết quả: Nồng độ H-FABP đạt đỉnh ở thời điểm ≤ 6 giờ với 13,4 ng/ ml giảm thấp ở thời điểm ≥ 24 giờ với 4,31 ng/ml, p<0,001. Nồng độ hs-TnT ở thời điểm ≤ 6 giờ có nồng độ rất thấp với 0,041 ng/ml, tăng cao và đạt đỉnh ở thời điểm ≥ 24 giờ với 5,77 ng/ml, p<0,001. 89,7% bệnh nhân có nồng độ H-FABP ở thời điểm ≤ 6 giờ tăng cao hơn điểm cắt (6,41ng/ml), trong khi đó ở thời điểm ≥ 24 giờ chỉ có 23,1%, p<0,05. 69,2% bệnh nhân có nồng độ hs-Troponin T ở thời điểm ≤ 6 giờ tăng cao so với điểm cắt, trong khi đó ở thời điểm ≥ 24 giờ tăng lên 94,9%, p<0,05.

Tài liệu tham khảo

Benjamin, E. J., M. J. Blaha, et al. (2017). “Heart Disease and Stroke Statistics-2017 Update: A Report From the American Heart Association.” Circulation 135(10)

Johnston, S. (2006). “Paramedics and pre-hospital management of acute myocardial infarction: diagnosis and reperfusion.” Emergency Medicine Journal 23(5): 331-334.

Braunwald, E. and M. S. Sabatine (2012). The thrombolysis in myocardial infarction (TIMI) study group experience, Elsevier.

Kakoti, A. and P. Goswami (2013). “Heart type fatty acid binding protein: structure, function and biosensing applications for early detection of myocardial infarction.” Biosensors and Bioelectronics 43: 400-411.

Thygesen, K., J. S. Alpert, et al. (2018). “Fourth universal definition of myocardial infarction (2018).” European heart journal: ehy462-ehy462

Ohkaru, Y., K. Asayama, et al. (1995). “Development of a sandwich enzyme-linked immunosorbent assay for the determination of human heart type fatty acid-binding protein in plasma and urine by using two different monoclonal antibodies specific for human heart fatty acid-binding protein.” Journal of immunological methods 178(1): 99-111.

Giao Thị Thoa (2018). “Nghiên cứu nồng độ H-FABP trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp.” Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Huế.

Lê Xuân Trường (2019). “Giá trị của protein gắn acid béo cơ tim (H-FABP) trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp.” Y học TP. Hồ Chí Minh - Phụ bản tập 23 2

Thygesen, K., J. Mair, et al. (2010). “Recommendations for the use of cardiac troponin measurement in acute cardiac care.” Eur Heart J 31(18): 2197- 2204.

Tải xuống

Số lượt xem: 81
Tải xuống: 63

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Trần Nguyễn An , H., & Hồ Văn , S. (2024). NỒNG ĐỘ H-FABP VÀ hs-TROPONIN T HUYẾT TƯƠNG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (25), 8. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/130

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC