KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH SBAR TRONG BÀN GIAO CA TRỰC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 2


Các tác giả

  • Thị Kim Quyên Nguyễn
  • Anh Tuấn Trần
  • Thị Tâm Đan Phan
  • Ngọc Lâm Tuyền Trương
  • Thị Thanh Giúp Võ
  • Thị Xuân Hồng Nguyễn
  • Thụy Khánh Linh Trần
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.15

Từ khóa:

bàn giao ca trực, SBAR

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành bàn giao ca trực theo công cụ SBAR của điều dưỡng (ĐD) và hộ sinh (HS) tại Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 2.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 68 cơ hội bàn giao từ 34 ĐD và HS trực tiếp chăm sóc người bệnh (CSNB) nội trú tại các khoa lâm sàng.

Kết quả: Điểm trung bình kiến thức của ĐD và HS về SBAR trong bàn giao ca trực tại giường dao động từ 3,7/5 đến 3,8/5. Điểm trung bình thái độ SBAR của ĐD và HS trong bàn giao ca trực tại giường dao động từ 3,5/5 đến 4,1/5. Điểm trung bình thực hành SBAR là 8,8/12.

Kết luận: Kiến thức và thái độ về SBAR trong bàn giao ca trực tại giường của ĐD và HS ở mức độ khá. Trong các bước thực hành SBAR, điểm thực hành tốt lần lượt là bước đánh giá (A); tình huống (S); bệnh cảnh nền (B); kiến nghị (R). Điểm trung bình chung kiến thức, thái độ SBAR trong bàn giao ca trực của ĐD cao hơn HS; của Khoa Ngoại tổng hợp cao nhất và thấp nhất là khoa Phụ sản.

Tài liệu tham khảo

Huỳnh Thị Kiều Diễm, Trần Thụy Khánh Linh (2019), “Mức độ tuân thủ SBAR trong bàn giao ca trực của điều dưỡng tại khoa cấp cứu và các yếu tố liên quan”, Khóa luận tốt nghiệp Điều dưỡng 2019, pp. 32-33.

Bộ Y Tế. (2014), Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, B, Editor.

Clark E., Squire S., Heyme A., et al. (2009), “The PACT Project: improving communication at handover”, Med Journal Aust, 190 (S11), pp. S125-7.

Wang W., Liang Z., Blazeck A., et al. (2015), “Improving Chinese nursing students’ communication skills by utilizing video-stimulated recall and role-play case scenarios to introduce them to the SBAR technique”, Nurse Educ Today, 35 (7), pp. 881-7.

Achrekar M., Murthy V., Kanan S., et al. (2016), “Introduction of Situation, Background, Assessment, Recommendation into Nursing Practice: A Prospective Study”, 3 (1), pp. 45-50.

Cooper D., Clark P. C. (2020), “Preliminary Psychometrics of the Knowledge and Attitudes Toward SBAR Instrument (KA-SBAR)”, Journal Dr Nurs Pract, 13 (2), pp. 120-124.

Cairns L. L., Dudjak L. A., Hoffmann R. L., et al. (2013), “Utilizing bedside shift report to improve the effectiveness of shift handoff”, Journal Nurs Adm, 43 (3), pp. 160-5.

Renz S. M., Boltz M. P., Wagner L. M., et al. (2013), “Examining the feasibility and utility of an SBAR protocol in long-term care”, Geriatr Nurs, 34 (4), pp. 295-301.

Zakeri H., Ahmadi F., Rafeemanesh E., et al. (2017), “The knowledge of hand hygiene among the healthcare workers of two teaching hospitals in Mashhad”, Electron Physician, 9 (8), pp. 5159-5165.

Truong A. T. T., Nguyen A. T. T., Pham H. T., et al. (2020), “The effectiveness of “I PASS The BATON” model in improving nursing handover at a university hospital in Vietnam”, 4 (3), pp. 1-5.

Yu M., Kang K. J. I. J. B.-S. B.-T. (2015), “SBAR report competency and communication clarity of handover in Korean nursing students”, 7 (6), pp. 189- 200.

Tải xuống

Số lượt xem: 1090
Tải xuống: 291

Đã xuất bản

23-04-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. K. Q., Trần, A. T., Phan , T. T. Đan, Trương, N. L. T., Võ, T. T. G., Nguyễn, T. X. H., & Trần, T. K. L. (2023). KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH SBAR TRONG BÀN GIAO CA TRỰC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 2. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (29), 14. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.15

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC