ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A


Các tác giả

  • Toàn Lê Hữu Bệnh viện Quân y 7A
  • Giang Đặng Hồng Bệnh viện Quân y 7A

Từ khóa:

Răng khôn hàm dưới, kết quả điều trị phẫu thuật

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, tình trạng biến chứng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch tại khoa Răng Hàm mặt, Bệnh viện Quân y 7A, từ tháng 4 - 7/2019.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 82 bệnh nhân được chẩn đoán răng khôn hàm dưới mọc lệch được điều trị phẫu thuật tại khoa Răng Hàm mặt, Bệnh viện Quân y 7A.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch ở nam và nữ là tương đương nhau; nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 15 – 30 (74,39%); lý do vào khám chủ yếu là sưng đau tại chỗ (56,1%); biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng tại chỗ (39,02%); răng khôn hàm dưới mọc lệch gần chiếm tỉ lệ cao nhất (87,8%); phương pháp phẫu thuật được áp dụng nhiều nhất là Tạo vạt kết hợp với cắt điểm kẹt (63,41%).

Kết luận: Đánh giá kết quả điều trị sau 07 ngày phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới có 71,95% đạt tốt, 25,61% đạt khá, chỉ có 2,44% đạt kém.

Tài liệu tham khảo

Lê Thu Hà (2007). “Nghiên cứu tình trạng tai biến mọc răng khôn và cách xử trí tại khoa Răng miệng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Tập 2 – Số 3/2007, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108, Hà Nội.

Nguyễn Thế Hạnh (2016). “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang răng hàm lớn thứ ba hàm dưới mọc lệch, ngầm”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Tập 11 - Số 3/2016. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108, Hà Nội.

Vũ Đức Nguyện (2010). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả phẫu thuật RKHD mọc lệch, mọc ngầm dưới gây mê nội khí quản, Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.

Phạm Cao Phong (2014). “Những biến chứng hay gặp răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm”, Tạp chí Y học thực hành (914), số 4/2014, Bộ Y tế.

Trần Tấn Tài (2011). “Khảo sát mối liên quan giữa sự lành thương sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới với mức độ mọc lệch - ngầm”, Tạp chí Y dược học, Tập 5, Trường Đại học Y Dược Huế.

Lâm Nhựt Tân (2019). “Đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có răng khôn hàm dưới mọc lệch được phẫu thuật bằng kỹ thuật cắt dọc thân răng, tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2017-2018”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 17/2019, Đại học Y Dược Cần Thơ.

Anne Pedersen (1985). “Interrelation of complaints after removal of impacted mandibular third molars”, International Journal of Oral Surgery, Volume 14, Issue 3, Pages 241-244.

Carvalho RW (2011). “Assessment of factors associated with surgical difficulty during removal of impacted lower third molars”, Journal Oral Maxillofacial Surgery; 69(11):2714-21.

Gary D. Slade (2004). “The impact of third molar symptoms, pain, and swelling on oral health-related quality of life”, Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Volume 62, Issue 9, September 2004, Pages 1118-1124.

Nakagawa Y. (2007). “Third molar position: reliability of panoramic radiography”, J Oral Maxillofac Surg.;65(7):1303-8.

Thiago de Santana-Santos (2013). “Prediction of postoperative facial swelling, pain and trismus following third molar surgery based on preoperative variables”, Med Oral Patol Oral Cir Bucal.;18 (1):e65-70.

Tải xuống

Số lượt xem: 93
Tải xuống: 20

Đã xuất bản

07-06-2024

Cách trích dẫn

Lê Hữu , T., & Đặng Hồng , G. (2024). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (20), 9. Truy vấn từ https://tapchi.benhvien175.vn/yduocthuchanh175/article/view/193

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC