HIỆU QUẢ KẸP CLIP CẦM MÁU TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG


Các tác giả

  • Chương Nguyễn Văn Phân hiệu phía Nam/Học viện Quân y
  • Trung Nguyễn Văn Bệnh viện Trưng Vương
  • Niệm Nguyễn Tâm Bệnh viện Trưng Vương
  • Minh Văn Nhật Bệnh viện Trưng Vương
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.203

Từ khóa:

chảy máu tiêu hóa, loét dạ dày – tá tràng, clip, dung dịch HSE

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu điều trị cầm chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng bằng kẹp clip qua nội soi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 41 trường hợp CMTH do LDDTT được can thiệp cầm máu qua nội soi.

Kết quả: Nam giới chiếm đa số với 85,4%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 54,3±20,9. Loét dạ dày 34,1%; loét hành tá tràng 63,4%; loét dạ dày – tá tràng 2,4%. Tỉ lệ kẹp clip là 53,7%; kẹp clip và tiêm HSE kết hợp 46,5%. Số lượng clip trung bình được sử dụng 2,1 ± 1,3. Thời gian can thiệp trung bình 8,1 ± 3,5 phút. Không có mối liên quan giữa phương pháp cầm máu và đặc điểm tổn thương, p>0,05. Tỉ lệ cầm máu thành công là 92,7%. Tái phát 7,3%.

Kết luận: Kẹp clip cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng là phương pháp an toàn, tỉ lệ thành công cao (92,7%), tỉ lệ cầm máu thất bại tương đối thấp (7,3%).

Tài liệu tham khảo

Sehested T., Carlson N., Hansen P. W., et al. (2019) Reduced risk of gastrointestinal bleeding associated with proton pump inhibitor therapy in patients treated with dual antiplatelet therapy after myocardial infarction. European Heart Journal, 40(24): 1963–1970

Nguyễn Ngọc Tuấn, Tạ Văn Ngọc Đức, Châu Quốc Sử và Cộng sự (2012) Kết quả kẹp clip cầm máu trong chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1):137- 146.

Lê Nhật Huy, Nguyễn Văn Hương (2014) Đánh giá kết quả điều trị nội soi can thiệp cấp cứu chảy máu tiêu hoá do loét dạ dày - hành tá tràng, Y học thực hành 902(1):33-36.

Alzoubaidi D., Lovat L.B., Haidry R. (2018) Management of non-variceal upper gastrointestinal bleeding: where are we in 2018?. BMJ Frontline Gastroenterology,10:35-42.

Lai YC, Yang SS, Wu CH, et al. (2000) Endoscopic hemoclip treatment for bleeding peptic ulcer. World J Gastroenterol, 6(1): 53-56.

Guo S.B., Gong A.X., Leng J., et al. (2009) Application of endoscopic hemoclips for nonvariceal bleeding in the upper gastrointestinal tract. World J Gastroenterol, 15(34), pp. 4322-4326.

Quách Trọng Đức, Đào Hữu Ngôi, Đinh Cao Minh và cộng sự (2015) Khảo sát tình hình điều trị chảy máu tiêu hóa trên không do tăng áp tĩnh mạch cửa tại một số bệnh viện lớn. Y học TP. Hồ Chí Minh, 19(1):74-79.

Trần Việt Tú (2004) Nghiên cứu hiệu quả của một số dung dịch tiêm cầm máu trong điều trị chảy máu do loét dạ dày - hành tá tràng qua nội soi, Luận án Tiến sĩ, Học viện Quân Y.

Nguyễn Quang Duật, Trần Việt Tú, Thái Bá Có và CS. (2006) Nhận xét hiệu quả của dung dịch Natri chlorua 7,2% -Adrenalin 1/20.000 trong tiêm cầm máu điều trị chảy máu do loét dạ dày tá tràng qua nội soi. Tạp chí Y học Quân sự, HVQY2006.

Huỳnh Hiếu Tâm (2019) Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi phối hợp với thuốc ức chế bơm proton liều cao tĩnh mạch ở bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.

Quách Tiến Phong, Quách Trọng Đức, Lê Thành Lý (2015) Thang điểm glasgow blatchford cải tiến trong dự đoán kết cục lâm sàng ở bệnh nhân chảy máu tiêu hóa trên. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 19(5):9-17.

Chung I.K., Ham J.S., Kim H.S. et al. (1999) Comparison of the hemostatic efficacy of the endoscopic hemoclip method with hypertonic saline– epinephrine injection and a combination of the two for the management of bleeding peptic ulcers. Gastrointestinal Endoscopy, 49(1):13-18.

Manno M., Mangiafico S., Caruso A., et al. (2015) First-line endoscopic treatment with OTSC in patients with high-risk non-variceal upper gastrointestinal bleeding: preliminary experience in 40 cases. Surgical Endoscopy, 30(5):2026–2029.

Wander P., Castaneda D., Carr-Locke DL (2017). Single-Center Experience of a New Endoscopic Clip in Managing Nonvariceal Upper Gastrointestinal Bleeding. J Clin Gastroenterol, 00:1-7.

Trần Kinh Thành, Bùi Hữu Hoàng (2011) Thang điểm Rockall và blatchford trong đánh giá tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày-tá tràng. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(4):38-45.

Lo CC., Hsu PI., Lo GH., et al. (2006) Comparison of hemostatic efficacy for epinephrine injection alone and injection combined with hemoclip therapy in treating high-risk bleeding ulcers. Gastrointest Endosc, 63(6):767-73.

Tải xuống

Số lượt xem: 102
Tải xuống: 30

Đã xuất bản

29-04-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn , C., Nguyễn Văn , T., Nguyễn Tâm , N., & Văn Nhật, M. (2024). HIỆU QUẢ KẸP CLIP CẦM MÁU TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (34), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.203

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC