KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐIỆN TÂM ĐỒ VẬN ĐỘNG VIÊN CÁC ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA


Các tác giả

  • Kha Võ Tường Bệnh viện Thể thảo Việt Nam
  • Nhuận Ngô Đức Bệnh viện Thể thảo Việt Nam
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.208

Từ khóa:

Vận động viên, Điện tâm đồthường quy, Điện tâm đồ gắng sức, Nghiệm pháp gắng sức

Tóm tắt

Quá trình thích nghi kéo dài với lượng vận động ở vận động viên sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tim mạch, gọi là Hội chứng tim vận động viên. Biến đổi điện tâm đồ diễn ra sớm, nhưng nếu vượt ngưỡng thích nghi sẽ biểu hiện bệnh lý thực thể.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm điện tâm đồ thường quy và trong tình trạng gắng sức ở vận động viện.

Đối tượng nghiên cứu: Các sóng điện tâm đồ của vận động viên quốc gia toàn quốc. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang y học và thống kê y sinh.

Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ dấu hiệu bất thường tim mạch: trên lâm sàng là4,4%, trên điện tâm đồthường quy là37% (tăng theo thời gian tập luyện thể thao, lần lượt: ởđội cử tạ tuyển, đội cử tạ trẻ, Rowing tuyển, Rowing trẻ... là18,8 %; 15,4%; 87,5% và57,9 %; Đặc thùởnhóm các môn thể thao, lần lượt: ởđội tuyển Karate, Taekwondo, Vật tự do nam, Rowing tuyển, Cờvua, Cầu trinh vàBắn cung... là 45%; 50%; 41,2%; 87,5%; 0%; 0% và6,9%). Các dấu hiệu, hội chứng bất thường trên điện tâm đồthường quy, nhưng không cóbiểu hiện lâm sàng: QT kéo dài 13,8%; PR ngắn 0,9%; ST chênh lên 3,4%; ST chênh xuống 7,9%; T cao 1,3%; Worlf-Parkinson-White 0,9%; Block nhánh 3,7%; Dầy nhĩ 0,2%; Dầy thất 0,4%; Ngoại tân thu nhĩ 1,4%; Block nhĩ- thất 0,9%. Điện tâm đồ gắng sức ở vận động viên có dấu hiệu bất thường trên điện tâm đồ thường quy, thì có 83 VĐV ~ 75,4% có NPGS.ĐTĐ (-), 15 VĐV ~13,6% VĐV có NPGS. ĐTĐ (+) và 12 VĐV ~10,9% VĐV có NPGS.ĐTĐ (+/-). Kết luận: 37% trong 1172 vận động viên có dấu hiệu bất thường trên điện âm đồ thường quy. Tỉ lệ này tăng lên đối ở môn thể thao sức bền và có tuổi tập luyện nhiều hơn; 33% trong 545 vận động viên quốc gia Hà Nội có dấu hiệu điện tâm đồ bất thường, nhưng không biểu hiện bệnh lý và 13,6% vận động viên trong 110 của vận động viên dương tính với nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ.

Tài liệu tham khảo

ACC/AHA (2002). Guideline Update for Exercise Testing, Summary Article. http://circ.ahajournals.org/cgi/ content/full/106/14/1883.

Bộ Y tế (2014). Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe.

VõTường Kha (2021). Sàng lọc bệnh tật và công tác y tế đội tuyển: Yếu tố quan trọng trong tổ chức giải thi đấu thể thao, Tạp chícủa liên đoàn Bóng đáViệt Nam. https://bongdaplus.vn/bong-da-viet-nam/sang-loc-benh-tat-va-cong-tac-y-te-doi-tuyen-yeu-to-quan-trong-trong-to-chuc-giai-thi-dau-the-thao-3354312106. html.

Nguyễn Quý Khoáng, Nguyễn Quang Trọng (2017). Chẩn đoán hình ảnh hệ tim mạch, Bản dịch của Michael J. Shea MD. Michigan Medicine at the University of Michigan.

P. Kligfield (2008). “Principles of simple heart rate adjustment of ST seg¬ment depression during exercise electro¬cardiography”. Cardiology Journal 2008, Vol. 15, No. 2, pp. 194–200. Truy cập ngày 28/09/2022 tại địa chỉ https://citeseerx.ist. psu.edu/viewdoc/download? doi=10.1.1.8 73.7624&rep=rep1&type=pdf.

Khmeleva.X.N và cộng sự (1998). Thích nghi đối với lượng vận động và đặc điểm y sinh học của nó ở VĐV các môn thể thao với chu kỳ. Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT (236), tr. 18-22.

Maron BJ, Van Camp SP ( 2009). “Recommendations for prepartici¬pation screening and the assessment of cardiovascular disease in masters athletes: an advisory for healthcare professionals from the working groups of the World Heart Federation, the International Federa¬tion of Sports Medicine, and the American Heart Association Committee on Exercise, Cardiac Rehabilitation, and Prevention”. American Heart Association, Epub 2009 Oct 5.

Huỳnh Văn Minh (2003). “Trắc nghiệm gắng sức trong bệnh lý Tim mạch”. Bài giảng sau đại học. Đại học Y Huế, tr. 1-11.

Nguyễn Văn Mùi và cộng sự (1999 ). Nghiên cứu đặc điểm điện tâm đồ một số VĐV thể thao của Hải Phòng. Nhàxuất bản TDTT, tr. 1-5.

VũThịThu Thủy (2010). Đánh giá khả năng gắng sức ở nam vận động viên các môn sức bền thuộc đội tuyển quốc gia bằng điện tim gắng sức. Luận văn tốt nghiệp bác sỹchuyên khoa cấp II. Học viện Quân Y 103.

Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2007). Hướng dẫn đọc điện tâm đồ. Nhà Xuất bản Y học.

Nguyễn Lân Việt, Trương Thanh Hương, Đỗ Doãn Lợi và CS (2011). Ứng dụng các phương pháp chẩn đoán sàng lọc nhằm phát hiện sớm bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam, tr. 58.

Nguyễn Lân Việt, Phạm Đình Phong (2013). Bệnh tim mạch ở vận động viên. Báo cáo Hội nghị Tim mạch toàn quốc, Viện Tim mạch Việt Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 92
Tải xuống: 9

Đã xuất bản

29-04-2024

Cách trích dẫn

Võ Tường , K., & Ngô Đức , N. (2024). KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐIỆN TÂM ĐỒ VẬN ĐỘNG VIÊN CÁC ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (34), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.208

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC