ĐẶC ĐIỂM BIẾN THIÊN HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP QUA THEO DÕI HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ


Các tác giả

  • Toàn Đặng Bảo Bệnh viện Quân y 7A
  • Vân Trần Thị Thanh Bệnh viện Quân y 7A
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.214

Từ khóa:

Tăng huyết áp, Holter HA 24 giờ

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm biến thiên huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp qua theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ; so sánh tỷ lệ trũng huyết áp về đêm với THA lúc thức giấc theo độ tuổi và một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp; tìm hiểu mối liên quan giữa mất trũng huyết áp về đêm với THA lúc thức giấc ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 85 bệnh nhân chẩn đoán xác định tăng huyết áp, điều trị nội trú và được chỉ định đo Holter huyết áp 24 giờ tại Khoa Cán bộ, Bệnh viện Quân y 7A (Quân khu 7). Thời gian từ tháng 03/2022 - 10/2022.

Kết quả: Tỷ lệ huyết áp tâm thu trung bình 24 giờ cao là 52,9%; huyết áp tâm thu trung bình ban ngày cao là 43,5%; huyết áp tâm thu trung bình ban đêm cao là 68,2%. Tỷ lệ huyết áp tâm trương trung bình 24 giờ cao là 71,8%; huyết áp tâm trương trung bình ban ngày cao là 90,6%; huyết áp tâm trương trung bình ban đêm cao là 85,9%. Tỷ lệ có tăng huyết áp lúc thức giấc là 51,1%; Tỷ lệ mất trũng huyết áp ban đêm là 77,6%. Tỷ lệ “THA lúc thức giấc” ở nhóm BN nam cao hơn nhóm BN nữ, có ý nghĩa thống kê (p = 0,042 < 0,05). “Mất trũng HA về đêm” có mối liên quan trung bình với “THA lúc thức giấc”, với OR = 0,23 (95% CI = 3,27 – 16,18), p = 0,032.

Kết luận: Tỷ lệ BN có biểu hiện “THA lúc thức giấc” ở nam cao hơn ở nữ. “Mất trũng HA về đêm” có thể là nguyên nhân tăng tỷ lệ “THA lúc thức giấc” ở BN THA.

Tài liệu tham khảo

Thân Hồng Anh (2016) Đánh giá tình trạng kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi có tăng huyết áp ở bệnh viện 175, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hữu Trâm Em, Phan Văn Duyệt và cs. (2002), Khảo sát nhịp sinh học huyết áp bằng kỹ thuật theo dõi huyết áp 24 giờ (ABPM), Trung tâm y khoa MEDIC – TP. Hồ Chí Minh.

Võ Thị Hà Hoa, Đặng Văn Trí (2014) “Khảo sát đặc điểm biến thiên HA ở bệnh nhân THA ẩn dấu qua holter HA 24 giờ”. Tạp chí Tim mạch học, (66), 149- 159.

Nguyễn Văn Hoàng (2010) Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Long An, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.

Lưu Quang Minh (2017) Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên huyết áp bằng phương pháp đo huyết áp lưu động 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Học viện Quân y.

Nguyễn Thị Tuyết Lan (2001), Nghiên cứu diễn biến huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân có biến đổi TS trên Holter, Luận văn thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.

Lê Văn Tâm, và cộng sự (2014) “Nghiên cứu huyết áp lưu động 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp thực sự”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 66, 143-148.

Trần Thị Diễm Thúy (2019) Đặc điểm huyết áp lưu động 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Dadlani A., Madan K., Sawhney J. P. S (2019) “Ambulatory blood pressure monitoring in clinical practice”. Indian Heart J, 71 (1), 91-97.

Hiroshi Ijiri, Isao Kohno (2000), Cardiac Arrythmias and Left Ventricular Hypertrophy in Dipper and Nondipper Patient With Essential Hypertension. Yamanashi Medical University, Japan.

Hansen T.W., Jeppesen J, Rasmussen S., et al (2006) “Ambulatory blood pressure monitoring and risk of cardiovascular disease: a population based study”. Am J Hypertens.

Tải xuống

Số lượt xem: 116
Tải xuống: 11

Đã xuất bản

01-05-2024

Cách trích dẫn

Đặng Bảo , T., & Trần Thị Thanh , V. (2024). ĐẶC ĐIỂM BIẾN THIÊN HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP QUA THEO DÕI HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (35), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.214

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC