SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CYCLE THRESHOLD-POLYMERASE CHAIN REACTION VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIỮA NGƯỜI BỆNH COVID-19 THỂ NHẸ CÓ VÀ KHÔNG TRIỆU CHỨNG


Các tác giả

  • Trung Võ Nguyên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh-CS2
  • Tùng Lê Việt Bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh-CS2
  • Tuấn Hà Mạnh Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh-CS2
  • Nguyên Trần Ngọc Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
  • Thọ Nguyễn Văn Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
  • Vinh Nguyễn Quốc Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh-CS2
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.217

Từ khóa:

COVID-19, SARS-CoV2, CT-PCR

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: So sánh đặc điểm cycle threshold-polymerase chain reaction và kết quả điều trị giữa người bệnh COVID-19 thể nhẹ có và không có triệu chứng, đồng thời tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả CT-PCR và kết quả điều trị ở cả hai nhóm.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu các trường hợp dương tính với SARS-CoV2 thể nhẹ có và không triệu chứng tại khu cách ly tập trung quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh từ 16/8/2021 đến 6/11/2021.

Kết quả: 34,4% đối tượng nghiên cứu có các triệu chứng, trong đó các triệu chứng thường gặp là ho khan (20,1%), nghẹt mũi (13,5%), mất mùi (10,1%), đau họng (8%), và mất vị giác (7,3%). Không có sự khác biệt về chỉ số CT-PCR lúc được chẩn đoán nhiễm SARS-COV2 và ở ngày 7 sau theo dõi và điều trị giữa nhóm có triệu chứng và không triệu chứng. Tỷ lệ hết nguy cơ lây truyền (CT-PCR âm tính hoặc ≥35) vào ngày 7 chiếm gần 50% ở cả 2 nhóm. Việc tiêm vắc-xin giúp giảm tỉ lệ người mắc COVID-19 có triệu chứng và giảm tỉ lệ phải chuyển viện, trong khi đó việc mắc bệnh nền làm tăng tỷ lệ chuyển viện và tử vong. Nhóm có triệu chứng có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm không triệu chứng.

Kết luận: Không có sự khác biệt về chỉ số CT-PCR thời điểm nhập viện và ở ngày 7 sau theo dõi, điều trị giữa 2 hai nhóm có triệu chứng và không triệu chứng. Nhóm có triệu chứng có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm không triệu chứng. Việc tiêm vắc-xin cho thấy giúp giảm tỉ lệ người mắc COVID-19 có triệu chứng, đồng thời làm giảm tỉ lệ phải chuyển viện. Trong khi đó, việc mắc bệnh nền làm tăng tỷ lệ chuyển viện và tử vong.

Tài liệu tham khảo

P. Camner, B. Bakke (1980) "Nose or mouth breathing?". Environ Res, 21 (2), 394-8.

Y. R. Guo, Q. D. Cao, Z. S. Hong, Y. Y. Tan, S. D. Chen, H. J. Jin, et al. (2020) "The origin, transmission and clinical therapies on coronavirus disease 2019 (COVID-19) outbreak - an update on the status". Mil Med Res, 7 (1), 11.

M. J. Kesic, M. Meyer, R. Bauer, I. Jaspers (2012) "Exposure to ozone modulates human airway protease/antiprotease balance contributing to increased influenza A infection". PLoS One, 7 (4), e35108.

C. Wu, X. Chen, Y. Cai, J. Xia, X. Zhou, S. Xu, et al. (2020) "Risk Factors Associated With Acute Respiratory Distress Syndrome and Death in Patients With Coronavirus Disease 2019 Pneumonia in Wuhan, China". JAMA Intern Med, 180 (7), 934-943.

J. Vallamkondu, A. John, W. Y. Wani, S. P. Ramadevi, K. K. Jella, P. H. Reddy, et al. (2020) "SARS-CoV-2 pathophysiology and assessment of coronaviruses in CNS diseases with a focus on therapeutic targets". Biochim Biophys Acta Mol Basis Dis, 1866 (10), 165889.

M. Wang, Z. Liu, Z. Wang, K. Li, Y. Tian, W. Lu, et al. (2023) "Clinical characteristics of 1139 mild cases of the SARS-CoV-2 Omicron variant infected patients in Shanghai". J Med Virol, 95 (1), e28224.

Y. Wang, R. Chen, F. Hu, Y. Lan, Z. Yang, C. Zhan, et al. (2021) "Transmission, viral kinetics and clinical characteristics of the emergent SARS-CoV-2 Delta VOC in Guangzhou, China". EClinicalMedicine, 40, 101129.

C. Menni, A. M. Valdes, L. Polidori, M. Antonelli, S. Penamakuri, A. Nogal, et al. (2022) "Symptom prevalence, duration, and risk of hospital admission in individuals infected with SARS-CoV-2 during periods of omicron and delta variant dominance: a prospective observational study from the ZOE COVID Study". Lancet, 399 (10335), 1618- 1624.

A. Singanayagam, M. Patel, A. Charlett, J. Lopez Bernal, V. Saliba, J. Ellis, et al. (2020) "Duration of infectiousness and correlation with RT-PCR cycle threshold values in cases of COVID-19, England, January to May 2020". Euro Surveill, 25 (32).

J. Wu, Y. Wei, F. Shen, S. Zhu, Y. Lu, X. Tian, et al. (2022) "Vaccination Is Associated With Shorter Time to Target Cycle Threshold Value in Patients With SARS-CoV-2 Omicron Variant". Front Cell Infect Microbiol, 12, 943407.

Tải xuống

Số lượt xem: 96
Tải xuống: 10

Đã xuất bản

01-05-2024

Cách trích dẫn

Võ Nguyên , T., Lê Việt , T., Hà Mạnh , T., Trần Ngọc , N., Nguyễn Văn , T., & Nguyễn Quốc , V. (2024). SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CYCLE THRESHOLD-POLYMERASE CHAIN REACTION VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIỮA NGƯỜI BỆNH COVID-19 THỂ NHẸ CÓ VÀ KHÔNG TRIỆU CHỨNG. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (35), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.217

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC