RỐI LOẠN LO ÂU, STRESS Ở BỆNH NHÂN COVID-19 NGÀY ĐẦU NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG


Các tác giả

  • Mai Trần Thị Quỳnh Bệnh viện Quân dân Y Miền Đông
  • Hoàn Bùi Thị Bệnh viện Quân dân Y Miền Đông
  • Thúy Thái Thị Bệnh viện Quân dân Y Miền Đông
  • Việt Trương Hoàng Bệnh viện Quân dân Y Miền Đông
  • Toàn Nguyễn Cảnh Trung tâm Y tế Tân Cảng/Quân Cảng Sài Gòn
  • Công Nguyễn Đức Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.218

Từ khóa:

Rối loạn lo âu, stress, COVID-19, DASS 21

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy có sự rối loạn lo âu (RLLÂ), stress ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, RLLÂ và stress ở bệnh nhân COVID-19 chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều tại Việt Nam.

Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 298 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR nhập viện cách ly và điều trị từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2021. Đánh giá mức độ lo âu, stress ngày đầu nhập viện theo thang đánh giá Lo âu-Trầm cảm-Stress (DASS 21).

Kết quả: Tỉ lệ RLLÂ, stress ở bệnh nhân bị COVID-19 ngày đầu nhập viện lần lượt là: 83,2% và 81,2%. Tỷ lệ RLLÂ cao hơn có ý nghĩa (p < 0,05) ở nhóm ≥ 40 tuổi so với <40 (95,6% và 79,6%), có triệu chứng so với không có (85,2% và 72,9%), có bệnh nền so với không (88,9% và 82,7%), COVID-19 vừa/nặng so với nhẹ (98,5% và 77,3%). Tỷ lệ RLLÂ mức độ vừa trở lên cao hơn ở nhóm ≥ 40 tuổi, BMI ≥ 25 kg/m2, có bệnh nền, COVID-19 vừa/nặng (lần lượt là 72,1%, 76,2%, 77,8% và 90,5%) so với nhóm còn lại (56,5%, 57,4%, 58,3% và 45,8%) và khác biệt có ý nghĩa. Tỷ lệ stress cao hơn ý nghĩa ở nhóm ≥ 40 tuổi (92,6% so với 77,8%), BMI ≥ 25 kg/m2 (95,2% so với 78,9%), có triệu chứng (83,2% so với 70,8%), COVID-19 vừa/nặng (96,8% so với 73,9%).Tỷ lệ stress mức độ vừa trở lên cao hơn ở nhóm có bệnh nền, COVID-19 vừa/nặng (lần lượt là 63,0%, 84,2%) so với nhóm còn lại (40,2%, 22,7%).

Kết luận: Tỷ lệ RLLÂ, stress ở bệnh nhân bị COVID-19 ngày đầu nhập viện là cao. Tỷ lệ RLLÂ hoặc stress cao hơn ở nhóm bệnh nhân độ tuổi ≥ 40, BMI ≥ 25 kg/m2, có bệnh nền, có triệu chứng cao hơn so với nhóm có độ tuổi < 40, BMI < 25 kg/m2, không có bệnh nền, không có triệu chứng. Độ nặng của COVID-19 làm tăng cả tỷ lệ cũng như độ nặng của cả RLLÂ và stress.

Tài liệu tham khảo

Quyết định 3416/QĐ-BYT ngày 14/07/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2).

Zandifar A., Badrfam R., Yazdani S., et al. (2020). Prevalence and severity of depression, anxiety, stress and perceived stress in hospitalized patients with COVID-19. J Diabetes Metab Disord, 19(2), 1431–1438.

Nabi S.G., Rashid M.U., Sagar S.K., et al. (2022). Psychological impact of COVID-19 pandemic: A cross-sectional study of hospitalized COVID-19 patients in an urban setting, Bangladesh. Heliyon, 8(3), e09110.

Duan L. and Zhu G. (2020). Psychological interventions for people affected by the COVID-19 epidemic. Lancet Psychiatry, 7(4), 300–302.

Zheng W. (2020). Mental health and a novel coronavirus (2019-nCoV) in China. J Affect Disord, 269, 201–202.

Moseholm E., Midtgaard J., Bollerup S., et al. (2022). Psychological Distress among Hospitalized COVID-19 Patients in Denmark during the First 12 Months of the Pandemic. Int J Environ Res Public Health, 19(16), 10097.

Liu K., Chen Y., Wu D., et al. (2020). Effects of progressive muscle relaxation on anxiety and sleep quality in patients with COVID-19. Complement Ther Clin Pract, 39, 101132.

Tải xuống

Số lượt xem: 94
Tải xuống: 5

Đã xuất bản

01-05-2024

Cách trích dẫn

Trần Thị Quỳnh , M., Bùi Thị , H., Thái Thị , T., Trương Hoàng , V., Nguyễn Cảnh , T., & Nguyễn Đức , C. (2024). RỐI LOẠN LO ÂU, STRESS Ở BỆNH NHÂN COVID-19 NGÀY ĐẦU NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (35), 10. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.218

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC