STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở LAO ĐỘNG NỮ TẠI MỘT SỐ CÔNG TY MAY MẶC TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Lân Trịnh Hồng Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Nam
  • Nhung Phạm Thị Kim Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Nam
  • Kim Vũ Thụy Bảo Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Nam
  • Thủy Phan Thị Trúc Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Nam
  • Hà Vũ Thị Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Nam
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.220

Từ khóa:

stress, lo âu, trầm cảm, nữ công nhân may

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của lao động nữ tại một số công ty may mặc tỉnh Đồng Nai và xác định một số yếu tố nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của lao động nữ ở ngành may.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 789 lao động nữ từ 18 tuổi làm việc trên 12 tháng trong ngành may tại 8 công ty may mặc tỉnh Đồng Nai từ 07/2021-12/2022 và đồng ý tham gia nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Kết quả nghiên cứu: Độ tuổi trung bình là 36,44 tuổi; 49,7% có trình độ từ cấp 3 trở lên, 75,5% đã kết hôn và 71,5% có 1 - 2 con. Đa số có sức khỏe loại 3 (62,6%), loại 2 (32,2%); bệnh răng hàm mặt và mắt phổ biến nhất (47,1% và 33,6%); 2,4% có bất thường về công thức máu. Có 18,6% bị stress, tỷ lệ lo âu là 4,8%, có 2,7% bị trầm cảm. Sống chung 2 người trở lên, bộ phận chuyền may, tuổi nghề trên 5 năm, bệnh nội khoa, bệnh tai mũi họng có tỷ lệ stress cao hơn lần lượt 2,42 lần với KTC 95% (1,02-6,28); 2,28 lần với KTC 95% (1,62-3,19); 1,36 lần với KTC 95% (1,02-1,82), 1,44 lần với KTC 95% (1,06-1,94); 1,66 lần với KTC 95% (1,14-2,41). Nhiệt độ không đạt, bệnh nội khoa, bệnh tai mũi họng, xét nghiệm máu bất thường có tỷ lệ lo âu cao hơn lần lượt 3,85 lần với KTC 95% (1,63-9,11); 3 lần với KTC 95% (1,62-5,57); 2,64 lần với KTC 95% (1,29-5,38); 3,47 lần với KTC 95% (1,17-10,31). Bộ phận làm việc chuyền may, nhiệt độ không đạt có tỷ lệ trầm cảm cao hơn lần lượt 3,62 lần với KTC 95% (1,23-10,67) và 4,34 lần với KTC 95% (1,29-14,60).

Kết luận: Tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm ở lao động nữ ngành may mặc tỉnh Đồng Nai liên quan với môi trường làm việc, sức khỏe thể chất người lao động, do đó cần có các biện pháp can thiệp cải thiện môi trường làm việc, điều kiện sức khỏe từ đó giảm tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm nâng cao sức khỏe người lao động.

Tài liệu tham khảo

Hoàng Thị Thúy Hà (2015), Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật

ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ y học Đại học Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ y học Đại học Thái Nguyên.

Lâm Minh Quang và cộng sự. (2023), “Tình trạng căng thẳng và mối liên quan với các yếu tố nghề nghiệp ở người lao động tại Công ty may Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021”, Vietnam Medical journal. 18, tr. 310-315.

Nguyễn Thúy Quỳnh (2016), “Thực trạng sức khỏe công nhân nữ tại một số khu công nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2013-2015”, Tạp chí Y học dự phòng. 26(1), tr. 125-134.

Hà Minh Trang và cs (2021), “Stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở công nhân công ty may Phú Hưng, tỉnh Hưng Yên năm 2020”, Tạp chí Khoa học Đại học Thăng Long. A1(1), tr. 91-98.

Chand A (2006), “Physical and psychological health problems of garment workers in the Fiji”, Pac Health Dialog. 13(2), pp. 65-70.

Fitch TJ et al (2017), “Prevalence and risk factors of depression among garment workers in Bangladesh”, International Journal of Social Psychiatry. 63, pp. 244-254.

Fontana D. (1989), “Proffessional life stress scale”, Managing Stress, The British Psychological Society and Routledge Ltd.

Fountoulakis KN et al (2001), “Reliability, validity and psychometric properties of the Greek translation of the Zung Depression Rating Scale”, BMC psychiatry. 1, 1-8.

Kitronza PL và Mairiaux P (2015), “Occupational Stress among Textile Workers in the Democratic Republic of Congo”, Trop Med Health. 43(4), pp. 223-231.

Parvin K et al (2018), “The pathways between female garment workers’ experience of violence and development of depressive symptoms”, PLoS One. 13(11).

Shanbhag D & Joseph B (2012), “Mental Health Status of Female Workers in Private Apparel Manufacturing Industry in Bangalore City, Karnataka, India”, International Journal of Collaborative Research on Internal Medicine & Public Health. 4(12), pp. 1893-1900.

Upton J (2020), “Beck depression inventory (BDI)”, Encyclopedia of behavioral medicine, tr. 202-203.

Tải xuống

Số lượt xem: 115
Tải xuống: 29

Đã xuất bản

01-05-2024

Cách trích dẫn

Trịnh Hồng , L., Phạm Thị Kim , N., Vũ Thụy Bảo , K., Phan Thị Trúc , T., & Vũ Thị , H. (2024). STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở LAO ĐỘNG NỮ TẠI MỘT SỐ CÔNG TY MAY MẶC TỈNH ĐỒNG NAI. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (35), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.220

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC