KHẢO SÁT BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ CƠ HỌC PHỔI VÀ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH SAU SỬ DỤNG THUỐC GIÃN CƠ Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY XÂM NHẬP DO HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP TIẾN TRIỂN (ARDS)


Các tác giả

  • Tình Phạm Công Bệnh viện Quân y 175
  • Ân Vũ Đình Bệnh viện Quân y 175
  • Vy Đỗ Cao Thụy Bệnh viện quân y 175
  • Diệu Nguyễn Xuân Bệnh viện Quân y 175
  • Hồng Đinh Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Cung Bùi Ngọc Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.237

Từ khóa:

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, thở máy xâm nhập, thuốc giãn cơ, thuốc ức chế thần kinh cơ

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân thở máy xâm nhập do hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS). Khảo sát biến đổi các chỉ số cơ học phổi và khí máu động mạch sau sử dụng thuốc giãn cơ ở bệnh nhân thở máy xâm nhập do ARDS.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc trên 32 bệnh nhân được chẩn đoán ARDS mức độ trung bình – nặng (Berlin 2012); thở máy xâm nhập với chiến lược bảo vệ phổi và sử dụng giãn cơ theo phác đồ của Bộ Y tế. Lấy số liệu tại 3 thời điểm: trước khi sử dụng giãn cơ (T0), sau 1 giờ (T1) và sau 6 giờ (T2) sử dụng giãn cơ. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 02/2022 đến tháng 12/2023.

Kết quả: Nam giới chiếm 68,8%; độ tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 54,53 ± 17,09; bệnh nền nhiều nhất là đái tháo đường típ 2 (25%). Căn nguyên ARDS chiếm nhiều nhất là viêm phổi (59,4%). Độ nặng theo APACHE II là 16,75 ± 5,68 điểm. Ppeak, Pplateau giảm và Compliance tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). PaO2 và P/F đều tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). SpO2 tăng và mạch giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Thời gian sử dụng giãn cơ trung bình là 45,91 ± 25,23 giờ. Tỉ lệ tử vong là 41%.

Kết luận: Sử dụng giãn cơ trong thở máy xâm nhập điều trị bệnh nhân ARDS (với chỉ số P/F < 150) có hiệu quả cải thiện các chỉ số cơ học phổi (Ppeak, Pplateau, Compliance), cải thiện chỉ số oxy hóa máu (P/F), ổn định nhịp tim của bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2015), “Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển”, Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực. tr 39 - 46.

Nguyễn Ngọc Vinh (2014), «Đánh giá hiệu quả về khí máu động mạch và cơ học phổi của việc sử dụng giãn cơ trong thở máy ở bệnh nhân có hội chứng suy hô hấp cấp», Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.

E. Fan, D. Brodie và A. S. Slutsky (2018), “Acute Respiratory Distress Syndrome: Advances in Diagnosis and Treatment”, Jama. 319(7), tr. 698-710.

C. Guervilly, M. Bisbal và J. M. Forel (2017), “Effects of neuromuscular blockers on transpulmonary pressures in moderate to severe acute respiratory distress syndrome”, Intensive Care Med. 43(3), tr. 408-418.

C. Guervilly, T. Fournier và J. Chommeloux (2022), “Ultra-lung-protective ventilation and biotrauma in severe ARDS patients on veno-venous extracorporeal membrane oxygenation: a randomized controlled study”, Crit Care. 26(1), tr. 383.

F. Han, R. Sun và Y. Ni (2015), “Early initiation of continuous renal replacement therapy improves clinical outcomes in patients with acute respiratory distress syndrome”, Am J Med Sci. 349(3), tr. 199-205.

M. Moss, D. T. Huang và R. G. Brower (2019), “Early Neuromuscular Blockade in the Acute Respiratory Distress Syndrome”, N Engl J Med. 380(21), tr. 1997-2008.

L. Papazian, J. M. Forel và A. Gacouin (2010), “Neuromuscular blockers in early acute respiratory distress syndrome”, N Engl J Med. 363(12), tr. 1107-16.

V. M. Ranieri, G. D. Rubenfeld và B. T Thompson (2012), “Acute respiratory distress syndrome: the Berlin Definition”, Jama. 307(23), tr. 2526-33.

S. Rezaiguia-Delclaux, F. Laverdure và T. Genty (2021), “Neuromuscular Blockade Monitoring in Acute Respiratory Distress Syndrome: Randomized Controlled Trial of Clinical Assessment Alone or With Peripheral Nerve Stimulation”, Anesth Analg. 132(4), tr. 1051-1059.

Tải xuống

Số lượt xem: 127
Tải xuống: 38

Đã xuất bản

06-05-2024

Cách trích dẫn

Phạm Công , T., Vũ Đình , Ân, Đỗ Cao Thụy , V., Nguyễn Xuân , D., Đinh Văn , H., & Bùi Ngọc , C. (2024). KHẢO SÁT BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ CƠ HỌC PHỔI VÀ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH SAU SỬ DỤNG THUỐC GIÃN CƠ Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY XÂM NHẬP DO HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP TIẾN TRIỂN (ARDS). Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (37), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.237

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC