NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2


Các tác giả

  • Lý Nguyễn Thị Học viện Quân y
  • Đan Hứa Nhật Hiểu Trung tâm Y tế thị xã Phước Long- Bình Phước
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.244

Từ khóa:

Nhiễm khuẩn bàn chân, tiểu đường, kháng sinh đồ

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn học và một số yếu tố liên quan trên tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.

Đối tượng: Gồm 109 bệnh nhân bị ĐTĐ typ 2 có tổn thương bàn chân nằm điều trị nội trú tại khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/ 2019 đến tháng 12/2020. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang.

Kết quả: Cấy khuẩn 103 bệnh nhân có 97 bệnh nhân có vi khuẩn mọc với 21 loài, trong đó tỷ lệ nhiễm Staphylococus aureus cao nhất (21,7%), tiếp đến E. coli (18,3 %). Các kháng sinh benzylpenicillin, ampicillin, gentamicin có tỷ lệ kháng rất cao từ 60 - 97%; ngược lại thế hệ sau, những carbapemem, tỷ lệ kháng thuốc chỉ từ 7% đến 33%. Trong các cephalosporin tỷ lệ kháng khá cao, ngoại trừ biệt dược cefoperazone kháng 15%. Tụ cầu chưa thấy hiện tượng kháng vancomycin và linezolid, nhưng đã kháng hầu hết các nhóm khác. Trực khuẩn E. coli còn tương đối nhạy cảm với cefoperazone (72,2%); và những carbapenem (85-95%). Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm Staphylococus aureus, E.coli và Klebsiella pneumoniae, tăng trên nhóm có biểu hiện sốt. Khi nhiễm tụ cầu (Gr+), có biểu hiện viêm cấp tăng hơn nhiễm E.coli, Klebsiella pneumoniae (Gr -); ngược lại vết thương nhiễm E.coli, Klebsiella pneumoniae (Gr -), tỷ lệ có độ tổn thương nặng hơn.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Bích Đào (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nhiễm trùng bàn chân”. Y học thực hành (817)-số 4/12, tr. 127-131.

Bùi Văn Thìn (2015), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng bàn chân”, Y học cộng đồng, số 15 + 16 tháng 01 – 02/2015, tr. 40 – 44.

Bùi Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thy Khuê (2013), “Tỷ lệ đoạn chi và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 nhiễm trùng chân tại BVND 115”.Tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường, số 6, tr. 142-146.

Ikeh, E.I., Peupet, F. Nwadiaro, C. (2003), “Stadies on diabetic foot ulcers in patients at jos university teaching hospital, Nigeria”, Africa journal of clinical & experimental microbiology, July. Vol4 No 2, pp. 52-60.

Lê Bá Ngọc (2018). Nghiên cứu đặc điểm loét bàn chân và kết quả điều trị giảm tái loét gan bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

L. Prompers et al (2007). High prevalence of ischaemia, infection and serious comorbidity in patients with diabetic foot disease in Europe. Baseline results from the Eurodiale study. Diabetologia, 50, 18 - 25.

Lê Tiến Dũng (2017), Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng sinh invitro tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Thời sự Y học, tr.64-68.

Tải xuống

Số lượt xem: 129
Tải xuống: 21

Đã xuất bản

06-05-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị , L., & Hứa Nhật Hiểu , Đan. (2024). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (37), 13. https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.244

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC