KHẢO SÁT ĐỘ NGƯNG TẬP TIỂU CẦU Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ASPIRIN VÀ/ HOẶC CLOPIDOGREL


Các tác giả

  • Thắng Trần Văn Công Bệnh viện Quân y 175
  • Hoàng Tạ Anh Bệnh viện Quân y 175
  • Cẩm Trương Đình Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.251

Từ khóa:

Độ ngưng tập tiểu cầu, bệnh động mạch vành, tính kháng thuốc

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độ ngưng tập tiểu cầu (NTTC) và tỷ lệ kháng thuốc chống NTTC ở người bệnh mạch vành (BMV) được điều trị bằng aspirin và/ hoặc clopidogrel.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, tiến hành trên 201 người BMV đang được điều trị bằng aspirin và/ hoặc clopidogrel, với thời gian dùng thuốc ổn định ≥ 7 ngày. Độ NTTC được đánh giá phương pháp đo độ truyền quang (Light Transmission Aggregometry - LTA), Tiêu chuẩn đề kháng aspirin và clopidogrel dựa theo đồng thuận về “Phản ứng tiểu cầu cao trong điều trị” (high on-treatment platelet reactivity - HTPR) của Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) năm 2010.

Kết quả: 150 nam và 51 nữ, độ tuổi trung bình là 62,83 ± 11,02, giá trị trung vị và khoảng tứ phân vị (Median/interquartile range - Med/IQR) của độ NTTC khi sử dụng aspirin là 7,0 (14,5) và clopidogrel là 51,45 (20,9). Tỷ lệ đề kháng aspirin là 19,05%, đề kháng clopidogrel là 61,11%, và kháng cả hai thuốc là 13,44%. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa độ NTTC với tuổi, giới tính và chỉ số khối cơ thể (BMI) (p > 0,05).

Kết luận: Tỷ lệ đề kháng thuốc clopidogrel trong điều trị bệnh nhân BMV khá cao (lên đến 61,11%). Liệu pháp phối hợp kháng kết tập tiểu cầu kép (asprin và clopidogrel) làm tăng hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ đề kháng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu

Tài liệu tham khảo

Cassar A, Holmes DR Jr, Rihal CS et al. (2009). Chronic coronary artery disease: diagnosis and management. Mayo Clin Proc, 84(12):1130-46.

Gum PA, Kottke-Marchant K, Welsh PA et al. (2003). A prospective, blinded determination of the natural history of aspirin resistance among stable patients with cardiovascular disease. J Am Coll Cardiol, 41: 961-965.

Lê Tùng Lam (2012). Nghiên cứu độ ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân trước và sau can thiệp đặt stent động mạch vành. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà Nội.

Bonello L, Tantry US, Marcucci R et al. (2010). Consensus and future directions on the definition of high on-treatment platelet reactivity to adenosine diphosphate. J Am Coll Cardiol, 56(12):919-33.

René M’Pembele, Samantha Ahlbrecht, Carolin Helten et al. (2023), High On-Treatment Platelet Reactivity: Aspirin versus Clopidogrel, Pharmacology (2023) 108 (1): 83–89.

Mega JL, Close SL, Wiviott SD et al. (2009). Cytochrome p-450 polymorphisms and response to clopidogrel. N Engl J Med, 360(4):354-62.

Vũ Hồng Điệp (2000). Một số nhận xét về độ ngưng tập tiểu cầu ở người cao tuổi bình thường. Tạp chí Y học thực hành, 2:36-37.

Breet NJ, Sluman MA, van Berkel MA et al. (2011). Effect of gender difference on platelet reactivity. Neth Heart J., 19(11):451-457.

Sibbing D, von Beckerath O, Schömig A et al. (2007). Impact of body mass index on platelet aggregation after administration of a high loading dose of 600 mg of clopidogrel before percutaneous coronary intervention. Am J Cardiol, 100(2):203-5.

Tải xuống

Số lượt xem: 196
Tải xuống: 81

Đã xuất bản

06-05-2024

Cách trích dẫn

Trần Văn Công , T., Tạ Anh , H., & Trương Đình , C. (2024). KHẢO SÁT ĐỘ NGƯNG TẬP TIỂU CẦU Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ASPIRIN VÀ/ HOẶC CLOPIDOGREL. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (36), 10. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.251

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC