THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA HỌC VIÊN, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẬU CẦN 1 NĂM 2021


Các tác giả

  • Mạnh Linh Đoàn Trường Cao đẳng Hậu cần 1
  • Thị Mai Hạnh Phạm Trường Cao đẳng Hậu cần 1
  • Thị Phương Uyên Hà Trường Cao đẳng Hậu cần 1
  • Tùng Lâm Nguyễn Sapienza University of Rome, Italy
  • Thị Hằng Lê Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.26

Từ khóa:

học viên, thái độ dự phòng và xử trí tổn thương, vật sắc nhọn

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ dự phòng và xử trí tổn thương do vật sắc nhọn trong tiêm truyền, lấy máu xét nghiệm của học viên, sinh viên.

Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 200 học viên, sinh viên Trường Cao đằng Hậu Cần 1 đã đi thực tập bệnh viện, gồm các đối tượng: y sĩ và cao đẳng điều dưỡng, từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2021.

Kết quả: Về kiến thức: Tỷ lệ HVSV có kiến thức đúng về phòng và xử trí tổn thương do VSN là 62,5%. Tỷ lệ HVSV trả lời đúng cả 3 virus lây bệnh qua đường máu là 53,5%; 20,5% trả lời đúng về các thời điểm có thể bị tổn thương do VSN; 48,5% trả lời đúng về sử dụng hộp an toàn; có 37,0% HVSV có kiến thức đúng về xử trí vết thương và 86,5% hiểu rằng báo cáo là cần thiết. Về thái độ: Tỷ lệ HVSV có thái độ tích cực là 76,5%.

Kết luận: Tỷ lệ HVSV có kiến thức đạt 62,5%, có thái độ tích cực 76,5%.

Tài liệu tham khảo

Lauren Blackwell. và các cộng sự (2007), “Nursing Students’ Experiences with Needlestick Injuries”, Journal of Undergraduate Nursing Scholarship.

Xujun Zhang et al. (2017), “Needlestick and Sharps Injuries Among Nursing Students in Nanjing, China”, Workplace Health & Safety, tr. 66.

Hồ Văn Luyến (2014), “Tỷ lệ sang chấn do vật sắc nhọn và kiến thức, thực hành phòng ngừa xử lý của sinh viên khoa y trường Cao đẳng Y tế Kiến Giang”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Mai Thơ (2015), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường đại học y khoa vinh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

Bộ Y Tế (2012), “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

Nguyễn Thị Hoàng Thu, Phạm Thiều Hoa và Hoàng Thị Minh Phương (2015), “Kiến thức và thực hành phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp do kim tiêm truyền của học sinh/sinh viên trường cao đẳng y tế Hà Nội”, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.

Seham A. Abd El-Hay PhD1 (2015), “Prevention of Needle Stick and Sharp Injuries during Clinical Training among Undergraduate Nursing Students: Effect of Educational Program”, IOSR Journal of Nursing and Health Science 4(4), tr. 19-32.

Kin Cheung và các cộng sự (2012), “Prevalence of and risk factors for needlestick and sharps injuries among nursing students in Hong Kong”, American Journal of infection control. 40, tr. 997- 1001.

Trần Thị Bích Hải (2013), “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của ĐD bệnh viện ung bướu Hà Nội”, Thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 679
Tải xuống: 526

Đã xuất bản

24-04-2023

Cách trích dẫn

Đoàn, M. L., Phạm , T. M. H., Hà , T. P. U., Nguyễn , T. L., & Lê , T. H. (2023). THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA HỌC VIÊN, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẬU CẦN 1 NĂM 2021. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (30), 12. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.26

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC