SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH ĐA TRỊ LIỆU


Các tác giả

  • Văn Tuấn Lê Đại học Y Dược TP.HCM
  • Thụy Minh An Lê Đại học Y Dược TP.HCM
  • Thị Thùy Trang Nguyễn Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.28

Từ khóa:

động kinh, rối loạn trí nhớ, đa trị liệu

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Động kinh là một bệnh lý thần kinh thường gặp. Suy giảm chức năng trí nhớ góp phần làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh động kinh, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở bệnh nhân đa trị liệu, có nhiều yếu tố tác động đến chức năng trí nhớ.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, mô tả đặc điểm suy giảm trí nhớ và các yếu tố liên quan đến suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân động kinh đa trị liệu.

Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được tiến hành ở bệnh nhân động kinh ≥18 tuổi, được điều trị từ 2 thuốc trở lên, tại Khoa thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 12/2020 đến tháng 06/2021. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn và đánh giá trắc nghiệm nhớ lại từ ngay, nhớ lại từ có trì hoãn, nhận biết có trì hoãn, đọc xuôi dãy số, đọc ngược dãy số.

Kết quả: Nghiên cứu gồm 45 bệnh nhân, tuổi trung bình 37,7±13,8, trình độ học vấn trung bình là 9,8±3,8 năm. Số bệnh nhân bị rối loạn ít nhất một lĩnh vực trí nhớ chiếm 33,3%, có 46,7% bệnh nhân có rối loạn chú ý. Trình độ học vấn, tuổi, tuổi khởi phát bệnh, kết hợp thuốc Topiramate có liên quan đến một số rối loạn trí nhớ.

Kết luận: Suy giảm trí nhớ thường gặp ở bệnh nhân động kinh đa trị liệu, với các yếu tố liên quan đến rối loạn trí nhớ gồm trình độ học vấn, tuổi và tuổi khởi phát bệnh, sự kết hợp Topiramate.

Tài liệu tham khảo

Lê Thụy Minh An (2020). “Động kinh”. Trong: Lê Văn Tuấn. Giáo trình Thần kinh học, 149-175. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Corcoran R., Thompson P. (1992). Memory failure in epilepsy: retrospective reports and prospective recordings. Seizure, 1(1):37-42.

Aldenkamp A. P., Arends J., (2004). Effects of epileptiform EEG discharges on cognitive function: is the concept of “transient cognitive impairment” still valid?. Epilepsy Behav, 5 Suppl 1: 25- 34.

Nguyễn Văn Hướng (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh là người trưởng thành, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.

Phạm Thành Lũy (2018), “Đánh giá chức năng nhận thức ở bệnh nhân động kinh”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(1), tr. 231-237.

Fisher R. S., Acevedo C., Arzimanoglou A., et al. (2014). ILAE official report: a practical clinical definition of epilepsy, Epilepsia, 55(4):475-482.

Helmstaedter C. (2007). Cognitive outcome of status epileptic in adults. Epilepsia, 48(Suppl. 8): 85-90.

Rayner G., Jackson G. D., Wilson S. J. (2016). Mechanisms of memory impairment in epilepsy depend on age at disease onset. Neurology, 87(16):1642- 1649.

Subramaniam S. R., Khoo C. S., Raymond A. A., et al. (2020). Prevalence and factors of verbal learning and memory dysfunction in patients with epilepsy - A single centre study. J Clin Neurosci, 73:31- 36.

Karaaslan Ö., Hamamci M. (2019). Cognitive impairment profile differences in patients with psychogenic non-epileptic seizures and epilepsy patients with generalized seizures. Neurol Res, 42(3):179-188.

Nguyễn Thị Phương Đông (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm về trí nhớ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành, Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.

Fritz N. G S, Hoffmann J., et al., (2005). Efficacy and cognitive side effects of tiagabine and topiramate in patients with epilepsy. Epilepsy Behav, 6(3):373-381.

Tải xuống

Số lượt xem: 256
Tải xuống: 40

Đã xuất bản

24-04-2023

Cách trích dẫn

Lê , V. T., Lê , T. M. A., & Nguyễn, T. T. T. (2023). SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH ĐA TRỊ LIỆU. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (30), 8. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.28

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC