ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN TRUYỀN TIỂU CẦU VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TIỂU CẦU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Năm Lê Thị Bệnh viện Quân y 175
  • Khánh Dương Quốc Bệnh viện Quân y 175
  • Duy Nguyễn Đăng Bệnh viện Quân y 175
  • Minh Lê Thị Ngọc Bệnh viện Quân y 175
  • Loan Phạm Thị Bệnh viện Quân y 175
  • Lan Nguyễn Thị Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.321

Từ khóa:

Truyền tiểu cầu, chỉ định, sử dụng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) truyền tiểu cầu và khảo sát tình hình chỉ định, sử dụng, khả năng đáp ứng tiểu cầu tại Bệnh viện Quân y 175.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 278 bệnh nhân có chỉ định truyền tiểu cầu từ 01/2022 đến 12/2022 tại Bệnh viện Quân y 175.

Kết quả: Bệnh nhân cần truyền tiểu cầu (TC) chủ yếu là nam giới (72,4%), tuổi trung vị là 56 (38,75; 65) và có bệnh nền (79,5%). Lâm sàng có thiếu máu (70,5%), xuất huyết (71,6%) là chủ yếu. Tỷ lệ rối loạn đông máu là 37,4%. Tỷ lệ BN truyền tiểu cầu có số lượng tiểu cầu dưới 20 G/L là (42,8%), tỷ lệ xuất huyết nhóm này lên tới 47,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. ><0,001. Tỷ lệ đáp ứng tiểu cầu cho bệnh nhân đạt 98,3% so với chỉ định, trong đó tiểu cầu tự điều chế là 40,1%. Chỉ định truyền tiểu cầu cấp cứu chiếm phần lớn, truyền có kế hoạch chỉ chiếm 15,5%. Khoa chỉ định truyền tiểu cầu nhiều nhất là Hồi sức (51,8%), tiếp theo là Ung bướu (16,6%) và Huyết học (10%).

Kết luận: BN chủ yếu là nam giới, tuổi trung niên, có bệnh nền. Đặc điểm lâm sàng đa số có thiếu máu, xuất huyết. Chỉ định truyền tiểu cầu khi BN bị giảm tiểu cầu dưới 20 G/L, có xuất huyết là chủ yếu. Tỷ lệ đáp ứng tiểu cầu khá cao so với chỉ định (98,3%), tuy nhiên tỷ lệ tiểu cầu tự điều chế còn thấp (40,1%). Sử dụng tiểu cầu nhiều nhất ở khoa Hồi sức và Viện Ung bướu.

Tài liệu tham khảo

A. Agarwal, A. I. Khan, and F. Anwer (2024). Platelet Transfusion, [online] , [Accessed: Sep. 25, 2024].

Nguyễn Thị Hương Thủy (2014). Nghiên cứu chỉ định và hiệu quả truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu tại bệnh viện Hữu Nghị, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

S. Ning, R. Barty, Y. Liu, N. M. Heddle, B. Rochwerg, and D. M. Arnold. Platelet Transfusion Practices in the ICU: Data From a Large Transfusion Registry. Chest, vol. 150, no. 3, pp. 516–523, Sep. 2016, doi: 10.1016/j.chest.2016.04.004.

M. Liker et al. Platelet transfusion practice and related transfusion reactions in a large teaching hospital. Transfusion Clinique et Biologique, vol. 29, no. 1, pp. 37–43, Feb. 2022, doi: 10.1016/j.tracli.2021.08.004.

Nhóm máu và nhóm máu hiếm, [online], [Accessed: Sep. 30, 2024].

Lương Tuấn Anh (2012). Sử dụng khối tiểu cầu trong điều trị ngoại khoa tại bệnh viện Việt Đức.

Vi Quỳnh Hoa et al (2015). Tình hình chỉ định và sử dụng chế phẩm tiểu cầu máy tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

Nguyễn Thị Tuyết Trâm et al (2018). Nghiên cứu tình hình sử dụng khối tiểu cầu tại Bệnh viện TW Huế năm 2017.

Jerome Gottschall et al (2019). The epidemiology of platelet transfusions: ananalysis of platelet use at 12 US hospitals. Transfusion

Tải xuống

Số lượt xem: 31
Tải xuống: 13

Đã xuất bản

20-02-2025

Cách trích dẫn

Lê Thị , N., Dương Quốc , K., Nguyễn Đăng , D., Lê Thị Ngọc , M., Phạm Thị , L., & Nguyễn Thị , L. (2025). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN TRUYỀN TIỂU CẦU VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TIỂU CẦU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (40), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.321

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC