ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KHÂU THỦNG DẠ DÀY - TÁ TRÀNG DO LOÉT BẰNG CHỈ CÓ GAI


Các tác giả

  • Văn Thanh Nguyễn Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Việt Trung Lâm Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Văn Tuấn Lã Bệnh viện Quân y 175
  • Trần Bá Hoàng Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.36

Từ khóa:

Thủng ổ loét dạ dày-tá tràng, thủng tạng rỗng, chỉ có gai

Tóm tắt

Thủng ổ loét dạ dày-tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trên lâm sàng. Việc áp dụng phẫu thuật nội soi trong khâu thủng dạ dày-tá tràng giúp bệnh nhân hồi phục sớm hơn, tuy nhiên việc tạo mối chỉ khâu thường tốn thời gian và đòi hỏi kĩ năng thuần thục của phẫu thuật viên. Ứng dụng chỉ có gai trong khâu thủng dạ dày-tá tràng đặc biệt là phẫu thuật nội soi có thể đem lại nhiều lợi ích đặc biệt là rút ngắn thời gian phẫu thuật cũng như đơn giản hoá kỹ thuật thực hiện.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lỗ thủng ổ loét dạ dày-tá tràng và đánh giá kết quả phẫu thuật khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày-tá tràng bằng chỉ có gai.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được phẫu thuật khâu thủng dạ dày-tá tràng bằng chỉ có gai tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021.

Kết quả: Từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021 tại khoa ngoại tiêu hóa của bệnh viện Chợ Rẫy có 119 bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày-hành tá tràng được phẫu thuật khâu bằng chỉ có gai đủ tiêu chuẩn. Kết quả thành công khâu thủng ổ loét dạ dày-tá tràng bằng chỉ khâu có gai không tạo nút buộc trong nghiên cứu là 98,3%. Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật là 6,7 ± 3,1 ngày. Đặc điểm lỗ thủng trên nền ổ loét chủ yếu ở hành tá tràng với tỷ lệ 54,6%, đường kính trung bình lỗ thủng là 10,6 ± 7,6 mm, trên nền ổ loét xơ chai là 43,7%, giải phẫu bệnh là viêm loét mạn tính là 46,2%.

Kết luận: Với ổ loét loét dạ dày-tá tràng lành tính có biến chứng thủng gây viêm phúc mạc. Điều trị phẫu thuật khâu lỗ thủng dạ dày–tá tràng do loét bằng chỉ khâu có gai là phương pháp khả thi, an toàn, tỉ lệ biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Đức Vân. Kết quả điều trị phẫu thuật ổ loét tá tràng thủng trong cấp cưú tại bệnh viện Việt Đức. Tập san ngoại khoa 9-1995. 1995:32-9.

Antoniou S.A., Antoniou G.A., Koch O.O., et al. (2013). “Meta-analysis of laparoscopic versus open repair of perforated peptic ulcer”. JSLS : Journal of the Society of Laparoendoscopic Surgeons, 17(1): p. 15-22.

Bhogal R., Athwal R., Durkin D., et al. (2008). “Comparison between open and laparoscopic repair of perforated peptic ulcer disease”. World journal of surgery, 32: p. 2371-4.

Bush C.M., Prosser Jd Fau - Morrison M.P., Morrison Mp Fau - Sandhu G., et al. (2012). “New technology applications: Knotless barbed suture for tracheal resection anastomosis”. (1531- 4995 ).

Møller MH, Adamsen S, Thomsen RW, Møller AM. Preoperative prognostic factors for mortality in peptic ulcer perforation: a systematic review. Scandinavian journal of gastroenterology. 2010;45(7-8):785-805.

Siu WT, Leong HT, Law BK, Chau CH, Li AC, Fung KH, et al. Laparoscopic repair for perforated peptic ulcer: a randomized controlled trial. Annals of surgery. 2002;235(3):313-9.

Chalya PL, Mabula JB, Koy M, McHembe MD, Jaka HM, Kabangila R, et al. Clinical profile and outcome of surgical treatment of perforated peptic ulcers in Northwestern Tanzania: A tertiary hospital experience. World Journal of Emergency Surgery. 2011;6(1):31.

Zittel TT, Jehle EC, Becker HD. Surgical management of peptic ulcer disease today--indication, technique and outcome. Langenbeck’s archives of surgery. 2000;385(2):84-96.

Ramakrishnan K, Salinas RC. Peptic ulcer disease. American family physician. 2007;76(7):1005-12.

Hồ Hữu Thiện. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thủng ổ loét dạ dày - tá tràng bằng phẫu thuật nội soi. Luận án Tiến sĩ Y học. Huế: Đại học Y dược Huế; 2008.

Tải xuống

Số lượt xem: 515
Tải xuống: 209

Đã xuất bản

23-04-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn , V. T., Lâm , V. T., Lã , V. T., & Hoàng , T. B. (2023). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KHÂU THỦNG DẠ DÀY - TÁ TRÀNG DO LOÉT BẰNG CHỈ CÓ GAI. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (32), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.36

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC