KHẢO SÁT TỶ LỆ, MỨC ĐỘ TRẦM CẢM, LO LẮNG VÀ CĂNG THẲNG Ở BỆNH NHÂN COVID-19 MỨC ĐỘ NHẸ TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN TRUYỀN NHIỄM SỐ 5C


Các tác giả

  • Quang Trí Lê Bệnh viện Quân y 7A
  • Thị Thanh Tâm Vũ Bệnh viện Quân y 7A
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.49

Từ khóa:

Covid-19, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, DASS-21

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5C.

Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 430 bệnh nhân Covid-19 từ tháng 8/2021 đến 10/2021. Sử dụng thang đo DASS-21 và phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp tra cứu hồ sơ bệnh án.

Kết quả: Tỷ lệbệnh nhân lo âu chiếm 33,49%, trầm cảm chiếm 15,35% và căng thẳng chiếm 13,72%. Trong 15,35% bệnh nhân bị trầm cảm có 8,6% bệnh nhân mức độ trầm cảm nhẹ; 3,97% bệnh nhân trầm cảm vừa; 2,33% bệnh nhân trầm cảm nặng và 0,47% bệnh nhân mắc trầm cảm rất nặng. Trong 33,49% bệnh nhân bị lo âu có 7,67%bệnh nhân mức độ lo âu nhẹ; 15,35% bệnh nhân lo âu vừa; 4,88% bệnh nhân lo âu nặng và 5,58% bệnh nhân mắc lo âu rất nặng. Trong 13,72% bệnh nhân bị căng thẳng có 7,44% bệnh nhân mức độ căng thẳng nhẹ; 3,72% bệnh nhân căng thẳng vừa; 2,09% bệnh nhân căng thẳng nặng và 0,47% bệnh nhân mắc lo âu rất nặng. Có mối liên quan giữa lo âu với nhóm tuổi (p<0,001) và tress với tiêm vaccine (p = 0,016 < 0,05).

Kết luận: Mức độ trầm cảm và căng thẳng cho thấy tầm quan trọng của việc giám sát định kỳ về tâm lý. Từ đó, lên chiến lược phòng ngừa tâm lý tại các đơn vị quân sự.

Tài liệu tham khảo

Gennaro Mazza M., De Lorenzo R., Conte C. Sara Poletti, Benedetta Vai, Irene Bollettini et al (2020), “Anxiety and depression in COVID-19 survivors: role of inflammatory and clinical predictors”, Brain Behav Immun, 89:594–600.

Kotoulas, A. S., Karamanavis, D., Lambrou, G. Ι., & Karanikas, P. (2021), “A pilot study of the depression, anxiety and stress in Greek military personnel during the first year of the COVID-19 pandemic”, BMJ Mil Health.

Paz C., Mascialino G., Adana- Díaz L. (2020), “Anxiety and depression in patients with confirmed and suspected COVID-19 in Ecuador”, Psychiatr Clin Neurosci, 74:554–555.

Prakash, J., Dangi, A., Chaterjee, K., Yadav, P., Srivastava, K., & Chauhan, V. S. (2021), “Assessment of depression, anxiety and stress in COVID-19 infected individuals and their families”, Medical journal armed forces india, 77, S424-S429.

Traunmüller, C., Stefitz, R., Gaisbachgrabner, K., & Schwerdtfeger, A. (2020), “Psychological correlates of COVID-19 pandemic in the Austrian population”, BMC Public Health, 20(1), pp. 1-16.

Verma, S., & Mishra, A. (2020), “Depression, anxiety, and stress and socio-demographic correlates among general Indian public during COVID-19”, International Journal of Social Psychiatry, 66(8), pp.756-762.

Wang, C., Pan, R., Wan, X., Tan, Y., Xu, L., Ho, C. S., & Ho, R. C. (2020), “Immediate psychological responses and associated factors during the initial stage of the 2019 coronavirus disease (COVID-19) epidemic among the general population in China”, International journal of environmental research and public health, 17(5), pp. 1729.

WHO website on COVID data; https://covid19.who.int/; last assessed on 07 Mar 2021.

Tải xuống

Số lượt xem: 240
Tải xuống: 131

Đã xuất bản

30-09-2022

Cách trích dẫn

Lê , Q. T., & Vũ , T. T. T. (2022). KHẢO SÁT TỶ LỆ, MỨC ĐỘ TRẦM CẢM, LO LẮNG VÀ CĂNG THẲNG Ở BỆNH NHÂN COVID-19 MỨC ĐỘ NHẸ TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN TRUYỀN NHIỄM SỐ 5C. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (32), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.49

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC