KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115


Các tác giả

  • Thị Bích Hồng Nguyễn Bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM
  • Hữu Văn Phạm Bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.50

Từ khóa:

Rối loạn lipid máu, Bệnh thận mạn

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn (BTM) điều trị tại bệnh viện Nhân dân 115 (BV. ND 115).

Đối tượng: 190 BN BTM, được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Khám bệnh và Khoa Thận nội, BV. ND 115, bao gồm 91 BN điều trị nội khoa, 50 BN lọc máu chu kỳ (LMCK) và 49 BN thẩm phân phúc mạc (TPPM).

Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.

Kết quả: - Tỷ lệRLLP máu ở BN BTM điều trị nội khoa, LMCK và TPPM lần lượt là 63,7%, 50% và 63,3%. Tỷ lệRLLP máu ở BN BTM giai đoạn 1–2 và 3-5 lần lượt là 60.6% và 59.4%. Tỷ lệRLLP máu ở BN BTM do THA, ĐTĐ, VCTM, VTBTMT lần lượt là 57,4%, 45,5%, 60,5%, 75,9%, 65,7%. Sự khác biệt về tỷ lệRLLP máu theo phương pháp điều trị, nguyên nhân, giai đoạn BTM không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Tỷ lệBN có rối loạn hơn 1 thành phần lipid máu ở nhóm điều trị nội khoa, LCMK và TPPM lần lượt là 48,3%, 84%, 67,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Nồng độ LDL-C ở BN BTM TPPM là 3,37 ± 1,19, cao hơn so với nhóm BN LMCK (3,09 ± 0,86) và BN điều trị nội khoa (2,75 ± 0,94). Nồng độ LDL-C ở BN BTM giai đoạn 3-5 là 3,29 ± 1,08, cao hơn so với giai đoạn 1-2 (2,70 ± 0,86). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết luận: Không có sự khác biệt về tỷ lệRLLP máu theo phương pháp điều trị, nguyên nhân và giai đoạn BTM.

Sốlượng thành phần lipid máu rối loạn ở nhóm điều trị thay thế thận cao hơn nhóm điều trị nội khoa.

Nồng độ LDL-C ở BN BTM giai đoạn 4-5, điều trị thay thế thận cao hơn so với nhóm BN BTM giai đoạn 1-3b, điều trị nội khoa.

Tài liệu tham khảo

Chen, T.K., D.H. Knicely, and M.E. Grams (2019), Chronic Kidney Disease Diagnosis and Management: A Review. Jama, 2019. 322(13): p. 1294- 1304.

Cases, A. and E. Coll (2005), Dyslipidemia and the progression of renal disease in chronic renal failure patients. Kidney Int Suppl, 2005(99): p. S87-93.

KDIGO, KDIGO (2012) Clinical practice guideline for the evaluation and management of chronic kidney disease. Kidney International supplements., 2013: p. 9.

Weinstein, J.R. and S. Anderson (2010), The aging kidney: physiological changes. Advances in chronic kidney disease, 2010. 17(4): p. 302-307.

Haynes, R., et al. (2014), Effects of Lowering LDL Cholesterol on Progression of Kidney Disease. Journal of the American Society of Nephrology, 2014. 25(8): p. 1825-1833.

Nguyễn Hóa (2019), Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính được điều trị thận nhân tạo chu kỳ. 2019, Học viện Quân Y.

Nguyễn Đình Dương, P.X.T., Lê Việt Thắng (2012). Liên quan rối loạn lipid máu với nguyên nhân suy thận, thời gian lọc máu và tình trạng huyết áp của bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ. Y học Thực hành số 8 tr: 67-70., 2012.

Đinh Thị Kim Dung, H.T.C. (2000), Nghiên cứu rối loạn lipoprotein máu ở BN STM điều trị thận nhân tạo chu kỳ. Tạp chí Y học thực hành, 2000.

Tsimihodimos, V., Z. Mitrogianni, and M. Elisaf (2011), Dyslipidemia associated with chronic kidney disease. Open Cardiovasc Med J, 2011. 5: p. 41-8.

Bùi Anh Tuấn (2010), Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn.Tạp chí y dược lâm sàng 108, 2010.

Kuznik, A., J. Mardekian, and L. Tarasenko (2013), Evaluation of cardiovascular disease burden and therapeutic goal attainment in US adults with chronic kidney disease: an analysis of national health and nutritional examination survey data, 2001-2010. BMC Nephrol, 2013. 14: p. 132.

Tải xuống

Số lượt xem: 354
Tải xuống: 248

Đã xuất bản

24-04-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn , T. B. H., & Phạm , H. V. (2023). KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (31), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.50

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC